Sunday, October 14, 2007

Thị trường ngân hàng: Mùa bắn tự do


Kay JohnsonTrà Mi lược dịch


Nhìn vào những chỉ số thì đây đúng là những ngày thanh bình cho dịch vụ ngân hàng non trẻ của Việt Nam. Nền kinh tế cả nước đang nở rộ — Năm ngoái GDP tăng lên 8.2% — và có cả khối tiềm tàng khách hàng ở thị trường: hiện nay chỉ có 8% dân số (trong 85 triệu người) có tài khoản (trương mục) tại ngân hàng. Lợi nhuận của Sacombank, một trong những ngân hàng thương mại tư doanh, tăng 50% năm ngoái, khách hàng tăng gấp đôi lên 350.000 tài khoản. Nhưng Phó Giám đốc Sacombank, Nguyễn Quang Trung, chưa thoả mãn. Trung nói, “Chúng tôi phải phát triển nhanh khắp nước. Chúng tôi cần gây vốn. Cả khu vực kinh tế ngân hàn cần phải lớn mạnh thật nhanh”.

Ngân hàng ANZ tại Tp Hồ Chí Minh
Nguồn: Yahoo! News/AFP/File/Peter Parks

Nếu Trung xem chừng vội vã cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên vì khu vực dịch vụ tài chánh Việt Nam vưa trải qua một năm thay đổi cấu trúc. Để thoả mãn yêu cầu sau khi gia nhập WTO, tháng 4 này Hà Nội đã bãi bỏ những giới hạn với các ngân hàng đa quốc gia, để họ có thể cạnh tranh công bằng với ngân hàng nội địa. Trước đây ngân hàng nước ngoài bị giới hạn trong khả năng lấy khách mở tài khoản và chỉ được mở 1 chi nhánh tại mỗi tỉnh. Nhưng để được vào WTO, Hà Nội đã hứa mở rộng khu dịch vụ tài chánh với thế giới nhanh hơn đa số cá thành viên WTO khác (Trung Quốc, gia nhập WTO năm 2001 nhưng có đến 5 năm để mở rộng khu vực kinh tế này.) Hiện nay đã có 8 ngân hàng nước ngoài trong đó kể cả HSBC của Anh, một ngân hàng cỡ lớn nhất thế giới, và ANZ (Australia và New Zealand Banking Group); cả hai ngân hàng này đều dự kiến mở 10 chi nhánh trong vòng 3 năm sắp đến để có thể cung cấp các dịch vụ khác như thẻ tín dụng, cho vay nợ mua nhà, và cho vay nợ cá nhân. Đàm Bích Thuỷ, Tổng Giám đốc ANZ Việt Nam nói, “Nhất định, mức tăng trưởng sẽ rất cao”.

Các ngân hàng đa quốc gia rất hoan hỉ với tương lai và tiềm năng phát triển tại Việt Nam vì có quá nhiền quả chín trong tầm tay ở thị trường Việt Nam chưa được phát triển đúng mức đến đáng thương này. Việt Nam, đổi mới một phần kinh tế theo mô hình của Trung Quốc, không có vụ tín dụng (credit bureau) và cũng chỉ có một hệ thống rất sơ xài về bảo hiểm tiền gửi ở ngân hàng. Cho người tiêu thụ vay tiền là chuyện gần như không có. Dịch vụ ngân hàng do 5 ngân hàng nhà nước thống trị — gồm cả ngân hàng lớn nhất là Ngân hàng Phát triển Miền quê và Nông nghiệp (Agribank) — thường cho các công ty, hãng xưởng quốc doanh lớn vay nợ. Cùng lúc, khu vực kinh tế tư doanh đang bùng phát không ai để ý đến. Vì những thành tố này, “Có những yêu cầu cơ bản ứ đọng ở mọi mặt của dịch vụ ngân hàng,” Phó Tổng Giám đốc dịch vụ cho người đâu tư của Moody, Patrick Winsbury, nhận định.

Thật thế, số khách hàng đến ngân hàng mở tài khoản tăng với tốc độ chưa từng nghe đến ở các nền kinh tế đã phát triển. Trong khoảng 7 triệu trương mục hiện do người Việt đứng tên thì 6 triệu là tài khoản mới mở trong hai năm vừa qua. Cho đến nay những ngư ông đang hưởng lợi lớn nhất là 34 các ngân hàng tư doanh nhỏ như Sacombank, không như ngân hoàng quốc doanh bị trói buộc vì những chỉ thị của nhà nước nhằm vào việc quản lý nền kinh tế. nhằm vào những người dân gởi tiền và các doanh nghiệp nhỏ mượn nợ, ngân hàng tư doanh đã góp phần lớn vào mức phát triển mới đây của khu vực kinh tế ngân hàng. Khách hàng của họ, tiêu biểu như Nguyễn Thị Tuyết. Bốn năm trước, người đại diện dịch vụ du lịch này là người đầu tiên trong gia đình bà đến ngân hàng để mở tài khoản tại ngân hàng Agribank. Mới đây bà Tuyết lại mở thêm trương mục ở Techcombank, một trong những ngan hàng tư doanh đầu tiên tại Việt Nam, và nộp đơn lấy thẻ tiêu dùng Visa (debit card). Bà Tuyết thích dùng dịch vụ của Techcombank hơn vì “dịch vụ nhanh hơn và hiện đại hơn”.

Nhưng cánh đồng thênh thang của các ngân hàng tư doanh Việt Nam đang tung tăng nay nhẩy sẽ biến mất khi các ngân hàng khổng lồ nước ngoài nhập cuộc với túi tiền không đáy, với kinh nghiệm cho vay lâu đời, ngân hàng nội địa tại Việt Nam e không thể là đối thủ cân xứng. Ngân hàng tư doanh lớn nhất của Việt Nam, Asia Commercial Bank, hiện có tài sản khoảng 2,8 tỉ USD so với 14,6 tỉ USD của Agribank. Để cạnh tranh, các ngân hàng tư doanh đang ráo riết bán cổ phần cho người đầu tư Việt Nam cũng như ngoại quốc để gây vốn. Thí dụ, Tổng Giám đốc Trần Phương Bình cho hay, ngân hàng Eastern Asia Bank ở Sài Gòn đã có thêm được 1,35 tỉ USD. Ngân hàng Đông Á còn dự định mở thêm dịch vụ qua điện thoại và mở thêm ít nhất 100 chi nhánh. Đã có nhiều ngân hàng tư doanh phát triển đến các vùng thôn dã nơi ngân hàng nước ngoài ít khả năng tìm đến.

Một chiến lược sinh tồn khác của ngân hàng tư doanh là bán cổ phần lớn của công ty cho người nước ngoài để lãnh hội sự tinh thông và vốn của họ. “Với người hùn vốn nước ngoài, chúng tôi nghĩ, ‘OK, anh là đối thủ cạnh tranh nhưng là bạn, như thế mình cùng chia sẻ kinh nghiệm nhé’.” Trung của Sacombank nói như thế. Sacombank hiện có 3 nhóm đầu tư nước ngoài là bạn cùng hùn hạp làm ăn, mỗi nhóm, kể cả ANZ bank, có 10% tài sản (Việt nam giới hạn mức tài sản tối đa đầu tư nước ngoài có thể mua được là 30%). Kặp kè với ngân hàng tư doanh địa phương cũng chính là chiến lược xâm nhập địa bàn kinh tế ngân hàng của các tổ hợp đa quốc gia. Những ngân hàng đa quốc gia này rất muốn chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ và kiến thức vượt trội của họ về mặt thẩm định độ rủi ro khi cho vay đổi lấy hiểu biết của người địa phương về mạng lưới dịch vụ ngân hàng cả nước. Ngân hàng ANZ đang có dự án liên doanh với Sacombank để cung ứng dịch vụ thẻ tín dụng, Đàm Bích Thuỷ, Tổng giám đốc ANZ cho biết thế và nói, “Muốn vào thị trường địa phương, tôi nghĩ làm việc với người địa phương là chọn lựa khôn ngoan Tại sao phải làm lấy một mình?”

Trong khi các ngân hàng nước ngoài đang sửaa soạn và ngân hàng trong nước đang tìm người hùn hạp làm ăn thì ngân hàng quốc doanh cũng đang thích ứng với hoàn cảnh. Bốn ngân hàng nhà nước đã chuân bị tư doanh hoá trong năm nay và sẽ lên sàn chứng khoán, bắt đầu bằng Vietcombank trong vài tháng tới đây, theo tin của Lê Đức Thuý, Thống đống ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng quốc doanh được sự trợ giúp thêm của chính quyền: Trong tháng tư này, Hà Nội dự định nâng cấp đòi hỏi ngân hàng phải có vốn điều lệ là 70 triệu USD thay vì 5 triệu USD như trước. Quyết định này có mục đích bảo đảm ngân hàng có cơ sở tài chánh vững vàng nhưng cùng lúc khiến các ngân hàng nhỏ tư doanh khó vào thị trường hơn để cạnh tranh vơi các ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng Sacombank Hà Nội
Nguồn: TIME/JEROME MING

Nhưng ngân hàng lớn nhất hiện đang cần được tiếp tay. Theo các quan sát viên thị trường ước tính những ngân hàng này đang kẹt với một số nợ xấu lên đến 7 tỉ USD. Tuy nhiên, Lê Đức Thuý nói ngân hàng quốc doanh tốt hơn người ta nghĩ. Số nợ xấu đã giảm từ 20% xuống 3%. Chuyên gia trong nghề cho rằng con số thật ít nhất phải gấp ba lần như thế nhưng công nhận ngân hàng nhà nước đã có tiến bộ trong việc cắt giảm số nợ xấu. Alain Cany, Tổng Giám đốc HSBC bank tại Việt Nam nói, “Đây không phải hoàn cảnh như ở Trung Quốc”. (Theo Standard & Poor's, khi TQ gia nhập WTO, tỉ số nợ xấu của ngân hàng nhà nước Trung Quốc lên đến 50% tiền cho vay).

Với nhiều ngân hàng nước ngoài đang vào thị trường và ngân hàng nhà nước đang thay đổi, những ngân hàng tư doanh nhỏ nhất chắc chắn sẽ thấy khó thở hơn. Ngân hàng nước ngoài sẽ hớt phần kem, lớp khách hàng giàu có và những con nợ ít rủi ro nhất, trong khi ngân hàng nhà nước sẽ chạy theo các khách hàng nhỏ hơn, cung cấp thẻ tín dụng và cho các công ty cỡ nhỏ và trung vay nợ. Cany tiên đoán, số ngân hàng tư doanh tại Việt Nam sẽ giảm xuống ½, còn ít hơn 20 ngân hàng trong vòng 5 năm tới, kết quả vừa của thất bại hay vì hợp nhất. Hy vọng sinh tồn và phát triển duy nhất của các ngân hàng tư doanh nhỏ là đạt được độ tinh vi trước khi mức cạnh tranh lên quá cao. Winsbury nói, “Họ không thể để lỡ chuyến tàu. Phải tăng trưởng nhanh”.

Kết cục, cơ hội ngàn năm một thuở chẳng có ích gì cho các doanh nghiệp chết non.

© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 24/04/2007)


Nguồn: Finance: Open Season, By Kay Johnson/Hanoi, Time in partneship with CNN, Thursday, Apr. 19, 2007.


No comments: