Sunday, October 14, 2007

Con đường chuyển đổi ý thức hệ gập ghềnh của Trung Quốc


Wu Zhong Trà Mi lược dịch



Wu Zhong
Nguồn: thestandard.com.hk

Chương trình đổi mới kinh tế và mở cửa hội nhập với thế giới của Trung Quốc chưa khi nào trôi chẩy. Cứ mỗi lần có chuyển động đáng kể la một lần gặp kháng cự và chống đối từ phe bảo thủ cùng các học giả Marxist của đảng Cộng sản. Tiến bộ chỉ đến sau những trận đấu đá giữa hai phe đổi mới và bảo thủ, hay “nhóm tả khuynh” như tên gọi hiện nay.

Dù tiếng kêu chống lại đổi mới và mở cửa ngày càng yếu dần, nhóm tả khuynh không khi nào bỏ cơ hội lên tiếng nhắc mọi người họ vẫn còn đó.

Một thí dụ dễ thấy về cuộc đấu tranh ý thức hệ xẩy ra hai năm trước khi một giáo sư luật Marxist tại Đại học Beijing lên tiếng phản đối dự luật đầu tiên của Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền sở hữu. Quyền sở hữu tư sản hữu hình kể cả động sản và bất động sản.

Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) bắt đầu chương trình đổi mới toàn diện từ năm 1979 đã thay đổi nền kinh tế chỉ huy kiểu Stalin sang nền kinh tế thị trường, với khu tư doanh ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế quốc gia.

Theo tài liệu 2006 về nền kinh tế tư nhân do Liên hiệp Công nghệ và Thương mại toàn TQ, một tổ chức ngoài chính phủ, biên soạn cho biết, tính đến cuối năm 2005, khu kinh tế tư nhân đã đóng góp 50% Tổng Sản lượng Nội địa. Nếu tính cả đầu tư nước ngoài thì khu kinh tế tư nhân đã lên đến 60% hay ngay cả 65% nền kinh tế quốc gia, nếu nhìn rộng hơn.

Và khu kinh tế tư nhân đã trở thành nguồn thu nhập thuế đáng kể cho nhà nước. Theo tài liệu nói trên, thuế thu từ khu tư doanh đã hơn hẳn thuế do các công nghiệp quốc doanh đóng góp. Ở một vài vùng, 70-80% thu nhập của nhà nước đến từ khu kinh tế tư nhân.

Chính vì lý do này làm luật để bảo vệ doanh nghiệp tư nhân và tư sản là điều lô gíc. Vì thế tháng 3, 2004, Quốc hội TQ, đã tu chính Hiến pháp và thêm vào điều khoản: “Tài sản hợp pháp của công dân là bất khả xâm phạm.” Đây là điểm mốc ghi dấu ngã rẽ, chia tay với chủ nghĩa xã hội của TQ bằng sự công nhận bảo vệ tư sản bằng hiến pháp.

Vì TQ theo hệ thống dân luật, với một thay đổi như thế thì việc ban hành một bộ luật về quyền tư hữu tự nhiên là một điều phải làm để hỗ trợ điều khoản vừa tu chính trong Hiến pháp.

Trung Quốc đã có một đạo luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiện hành. Với bộ luật bảo vệ tư sản luật pháp TQ sẽ đầy đặn hơn trong việc bảo vệ cả hai loại tài sản, hữu hình và trí tuệ.

Thật ra ngay từ 1998, Ban Thường trực Quốc hội đã cử 9 người thành lập ban soạn thảo luật bảo vệ tư sản. Sau khi tu chính Hiến pháp, bản dự thảo luật bảo vệ tư sản đã sẵn sàng để được mổ sẻ và phê chuẩn vào thág 3, 2006.

Tuy nhiên, đến tháng 8, 2005, Gong Xiantian, một đảng viên và cũng là giáo sư luật tại Bejing, theo học tại Yugoslavia cũ, gởi một kiến nghị thư đến quốc hội cho rằng dự thảo luật quyền tư hữu vi hiến. Kiến nghị thư của Gong được 200 học giả và quan chức đã nghỉ hưu hậu thuẫn.

Gong cho biết, cốt lõi của dự luật là để bảo vệ tài sản của một thiểu số giàu xụ, dù mới nghe qua tưởng luật này bảo vệ tất cả mọi người. Gong mỉa mai, “Nó bảo vệ chiếc limousine của ông trọc phú và cái gậy đánh chó của người ăn mày như nhau.”

Hơn thế nữa, Gong cho rằng dự luật không bắt chước một điều khoản khác của Hiến pháp ghi “Tài sản nhà nước là bất khả xâm phạm”, nếu được phê chuẩn và có hiệu lực, bộ luật này sẽ làm thất thoát thêm tài sản quốc gia.

Lối tranh cãi như thế là vô lý và không đáng để phản biện.

Mất mát công sản đa phần do quan chức tham nhũng thông đồng với gian thương chứ không phải vì thiếu bảo vệ của luật pháp. Thật ra đã có cơ sở pháp lý để vảo vệ tài sản nhà nước và xử lý những trường hợp biển lận phi pháp vừa nêu.

Rõ ràng Gong tranh luận dựa trên cơ sở ý thức hệ chứ không dùng cơ sở pháp lý. Và như thế ông ta đã tự đánh bại chính mình. Bản dự thảo luật là một khai triển của điều khoản vừa tu chính trong hiến pháp, và tất cả mọi chỉ tríc, phê bình đề phải chú trọng xem dự thảo luật có đi chệch hướng, sai với tinh thần của bản hiến pháp hay không. Không làm được thế, tất cả lý luận của Gong đều trở nên vô nghĩa.

Tuy nhiên, có thể cú tháu cáy của Gong về “thất thoát công sản” đã chạm đến mạch chính trị nhạy cảm; Chủ tịch quốc hội Wu Bangguo ra lệnh tạm xếp dự thảo luật vào tủ và các chuyên gia lập pháp phải xem lại để tạo cân bằng cần thiết giữa việc bảo vệ tài sản nhà nước và tài sản công dân. Vì thế dự thảo luật này đã không nằm trong nghị trình phê chuẩn năm 2006.

Tuy thế, Gong và nhóm hậu thuẫn không hẳn đã muốn có một bộ luật về quyền tư hữu hoàn mỹ. Mục đích thực của nhóm này là không muốn có một bộ luật như thế tại TQ. Vì thế khi biết dự luật quyền tư hữu nằm trong nghị trình phiên họp quốc hội năm 2007, Gong lại gởi một kiến nghị thư khác đến Wu Bangguo vào ngày 26 tháng 12, 2006. Lập lại lý luận cũ, Gong yêu cầu quốc hội xếp xó vĩnh viễn dự thảo luật quyền tư hữu. Dường như Gong đang áp dụng chiến thuật “phòng thủ hay nhất là tấn công” bằng cách yêu cầu quốc hội ban hành bộ luật bảo vệ tài sản của nhà nước.

Thiếu nữ tỉnh Guangxi tại tiền đình Quốc hội TQ (8/3/2007)
Nguồn: nytimes.com/Ảnh: Peter Parks/Agence France-Presse — Getty Images

Trước ngày khai mạc phiên họp quốc hội khoá này vào ngày 5 tháng 3, phe chống đối đã cố gắng một lần cuối để ngăn chận dự thảo luật. Hơn 3.000 học giả và quan chức nghỉ hưu ký tên vào kiến nghị thư yêu cầu quốc hội không phê chuẩn dự thảo luật. Một trong những người khai mào kiến nghị thư là cựu Giám đốc Viên Thống kê Quốc gia, Li Chengrui, cho hay đã có 30 quan chức (đã nghỉ hưu) hàng thứ trưởng, 10 tướng hồi hưu của Quân đội Nhân dân và khoảng 50 giáo sư Trường Đảng Trung ương trong danh sách những người hậu thuẫn – Ming Pao ở Hong Kong tường thuật như thế.

Li cho rằng TQ đang đi vào “thời điểm nguy hiểm nhất”. Ông ta nói các vấn nạn quốc gia như khoảng cách giàu nghèo, nạn tham nhũng trầm trọng, ăn cắp công sản nhà nước và bất công xã hội đều có thể là lỗi của “chính bộ luật họ muốn phê chuẩn.”

Nhưng lần này phe bảo thủ bị phản công ngay tức khắc.

Jing Ping, một giáo sư thực thụ tại Đại học Luật và Chính trị TQ và cũng là một người ủng hộ dự luật quyền tư hữu, cho hay dự luật đã được duyệt lại 7 lần. “Bọn họ (phe bảo thủ) muốn gì nữa? Chúng tôi phải làm theo ý họ hay sao? Tôi trả lời dứt khoát, không.”

Một giáo sư khác tại Trường Đảng Trung ương tiết lộ rằng khi Gong va nhóm hậu thuẫn nổ phát tấn công đâu tiên – dự luật có thể Vi hiến – chính quyền TQ đã quan tâm thực sự đến quan điểm của nhóm này. Nhưng sau khi trao đổi với phe chống đối dự luật, ban lãnh đạo trung ương (Đảng CSTQ) nhận thấy thật ra phe chống đối có hậu ý khác. “Cái mà họ đang cố gắng phủ quyết không phải là dự luật quyền sở hữu mà chính là chính sách đổi mới và mở cửa của Deng Xiaoping,” bà cho biế thế.

Trong cuộc họp báo ngày 4 tháng 3 vừa qua, Jiang Enzhu, Phó bí thư Ban Thường trực Quốc hội, nói quy chụp dự luật (quyền sở hữu) vi hiến là quan điểm “một chiều,” bà cho biết như vậy.

Wang Zhaoguo
Nguồn: union-network.org

Thứ năm tuần rồi, Wang Zhaoguo, Phó Chủ tịch Ban Thường trực Quốc hội, chính thức đệ trình dư luật quyền sở hữu trước phiên nhóm quốc hội hàng năm để được cứu xét và phê chuẩn. Quốc hội sẽ bỏ phiếu quyết định vào thứ sáu, 16/3, tuần này.

Trong phần trinh bầy, Wang nói: “Ban hành bộ luật về quyền sở hữu là đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền lợi sát sườn của nhân dân. Khi cuộc đổi mới và mở cửa và nền kinh tế phát triển, mức sống người dân đã cải thiện, và họ yêu cầu sự bảo đảm hiệu quả tài sản đã gầy dựng được, hợp pháp, bằng mồ hôi và sức lao động và có quyền quản lý đất theo khế ước đúng luật lệ, cùng những quyền và lợi hợp pháp khác.

“Ban hành bộ luật về quyền sở hữu sẽ định nghĩa và bảo vệ quyền tư hữu, quyền công quản, quyền quản lý đất theo khế ước và quyền sử dụng nhà ở, vì mục đích để bảo vệ quyền lơợ sát sườn của dân, khuyến khích ý chí làm giầu và cổ xuý sự hài hoà xã hội.”

Người ta mong dự luật sẽ được phê chuẩn và ban hành vì TQ thực sự rất cần bộ luật như thế để bảo vệ tư sản. Thí dụ, hiện nay nhà ở đa phần đã tư nhân hoá, nhưng tại nhiều thành phố, quan chức địa phương vẫn tiếp tục ra lệnh phá huỷ cao ốc để tái thiết. Ở vùng sâu vùng xa, quan chức thu mua đất của nông dân với giá bèo, dù khế ước thuê đất củA họ vẫn còn hiệu lực.

Tuy nhiên, nếu quốc hội phủ quyết dự luật này, người ta mong rằng họ quyê[t định dựa trên cơ sở pháp lý chứ không phải nhương bộ trước áp lực chính trị.

Ở một góc nhìn khác, Đảng Cộng sản TQ phải cố gắng hết sức để đối phó với các vấn đề có thể gây bất ổn định trong quần chúng, tỉ dụ như quan chức tham nhũng, khoảng cách mỗi ngày một lớn giữa người giàu kẻ khó va những bất công xã hội. Nếu không, nhiều người sẽ theo nhóm tả khuynh đặt vấn đề với chính sách đổi mới và mở cửa. Và ý muốn quân chúng như thế, khi đã đạt đến một độ lớn nhất định, có khả năng quay con tàu ngược đường đổi mới mà Đặng Tiể Bình đã vạch ra.

Ở mặt này này, nỗi luyến tiếc quá khứ trong lòng lớp người TQ đứng tuổi đang tăng trong những năm gần đây. Họ luyến tiếc đời sống thời Mao Trạch Đông, hồi đó nghèo, nhưng nghèo như nhau, không có quan chức tham nhũng. Nỗi hoài cổ này cũng là một cảnh cáo cho giới lãnh đạo TQ.


© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 15/03/2007)


Nguồn: China's rough ideological transition, By Wu Zhong, China Editor, Asia Times Online


No comments: