DCVOnline - Tin UPI
“Có thể Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bị tuyên truyền của Cộng sản ảnh hưởng sâu đậm đến nỗi ông đã nghĩ rằng đạo đức của người Indonesia tương tự như đạo đức Cộng sản.” - A. N. Firdaus
Hồ Chí Minh lên báo vì chuyện ôm hôn con gái vị thành niên... Nguồn: The Straits Times (SG), 8 March, 1959. |
Báo giới Indonesia đã chỉ trích ông Hồ về chuyện ông thường ôm hôn (các em gái) trong chuyến viếng thăm chính thức 10 ngày tại đảo Java và hòn đảo du lịch Bali.
Hôm nay, ông A. N. Firdaus, Tổng thư ký của Đại Hội đồng Hồi giáo Indonesia tuyên bố:
“Những cái ôm hôn kiểu đó là một vi phạm đối với luật Hồi giáo, niềm tin của 90% người Indonesia. Ôm hôn con gái nơi công cộng cũng là một vi phạm thuần phong mỹ tục của Indonesia.”
Ông Firdaus nói thêm, “Có thể Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bị tuyên truyền của Cộng sản ảnh hưởng sâu đậm đến nỗi ông đã nghĩ rằng đạo đức của người Indonesia tương tự như đạo đức Cộng sản.”
Tờ Pedoman, một nhật báo Xã hội hàng đầu của Jakarta, mới đây đã dựa trên bài xã luận trên tờ báo Harian Rakjat của đảng Cộng sản, chỉ trích trò “hula-hoop” là “sản phẩm mới nhất của văn hóa Mỹ”, và cho rằng kiểu ôm hôn của ông Hồ là “sản phẩm mới nhất của văn hóa Sô Viết.”
Đoàn Kết
Tờ báo của Cộng sản tưng lên biện hộ cho người lãnh đạo Bắc Việt và gọi kiểu ôm hôn của Hồ là “một hành động tỏ tình đoàn kết và thương cảm do Tổng thống Soekarno gợi ý.”
Một tờ báo khác, Harian Abadi, viết “Trưởng ban nghi lễ của Bộ Ngoại giao (Indonesia) nên ghé tai nói nhỏ cho quốc khách biết cách ứng xử cho phải phép.”
Tờ báo viết tiếp, “Chúng tôi không thể hiểu tại sao những người khách nước ngoài lại tưởng rằng chuyện hôn hít vợ, con của chủ nhà lại là một mỹ tục. Cũng may, Bác Hồ là một ông già.”
Một dân biểu Indonesia, bà Mawardi Noor, nói chuyện ôm hôn của ông Hồ là điều đáng tiếc. “Tôi hy vọng rằng hành vi của ông Hồ không trở thành một thói quen ở đây.”
Hồ Chí Minh sẽ đi Medan, Sumatra, ở qua đêm trước khi về lại Hà Nội.
© 2014 DCVOnline
Nguồn: President Ho Is told to stop kissing girls... The Straits Times, 8 March, 1959. UPI.
No comments:
Post a Comment