Friday, October 26, 2007

Anh lùa bò vào đồi sim trái chín

Bùi Giáng


Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh

Wednesday, October 24, 2007

RIM, công ty có giá nhất Canada


Tin Công nghệ và Khoa học nổi bật trưa nay ở trang cbc.ca: “Research In Montion, RIM, trở thành công ty có giá nhất Canada”. 

RIM đã qua mặt Ngân hàng Royal, công ty hàng đầu ở Canada từ nhiều năm qua. Trị giá vốn thị trường (market capitalization — share price multiplied by the number of shares) của RIM lúc 10:00 giờ sáng là 68,56 tỉ đô la Canada so với 68,23 tỉ CDN của Ngân hàng Royal.

Thursday, October 18, 2007

Văn hoá chửi và rủa

Trà Mi

Mùa thu đang đến với Canada cũng là mùa chính khách quay lại đấu trường sau những ngày dài nghỉ hè, du lịch năm châu bốn bể.

Tuesday, October 16, 2007

Junta says 3,000 detained in Burmese protest


The Associated Press


Myanmar activists light candles during a peaceful rally to show their solidarity with the democratic movement in Mynamar at Dhammikarama Burmese Buddhist Temple in Penang, Malaysia on Sunday, Oct. 14, 2007. (AP Photo/Gary Chua)

Yahoo accused of misleading Congress about Chinese journalist


(CNN) -- Yahoo misled Congress regarding information the Internet company gave to Chinese authorities about the journalist Shi Tao, Democratic Rep. Tom Lantos said Tuesday.

Yahoo CEO Jerry Yang testifies before the U.S. House
Foreign Affairs Committee on November 6, 2007.
Nguồn: CNN

Sunday, October 14, 2007

Thị trường ngân hàng: Mùa bắn tự do


Kay JohnsonTrà Mi lược dịch


Nhìn vào những chỉ số thì đây đúng là những ngày thanh bình cho dịch vụ ngân hàng non trẻ của Việt Nam. Nền kinh tế cả nước đang nở rộ — Năm ngoái GDP tăng lên 8.2% — và có cả khối tiềm tàng khách hàng ở thị trường: hiện nay chỉ có 8% dân số (trong 85 triệu người) có tài khoản (trương mục) tại ngân hàng. Lợi nhuận của Sacombank, một trong những ngân hàng thương mại tư doanh, tăng 50% năm ngoái, khách hàng tăng gấp đôi lên 350.000 tài khoản. Nhưng Phó Giám đốc Sacombank, Nguyễn Quang Trung, chưa thoả mãn. Trung nói, “Chúng tôi phải phát triển nhanh khắp nước. Chúng tôi cần gây vốn. Cả khu vực kinh tế ngân hàn cần phải lớn mạnh thật nhanh”.

Ngân hàng ANZ tại Tp Hồ Chí Minh
Nguồn: Yahoo! News/AFP/File/Peter Parks

Nếu Trung xem chừng vội vã cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên vì khu vực dịch vụ tài chánh Việt Nam vưa trải qua một năm thay đổi cấu trúc. Để thoả mãn yêu cầu sau khi gia nhập WTO, tháng 4 này Hà Nội đã bãi bỏ những giới hạn với các ngân hàng đa quốc gia, để họ có thể cạnh tranh công bằng với ngân hàng nội địa. Trước đây ngân hàng nước ngoài bị giới hạn trong khả năng lấy khách mở tài khoản và chỉ được mở 1 chi nhánh tại mỗi tỉnh. Nhưng để được vào WTO, Hà Nội đã hứa mở rộng khu dịch vụ tài chánh với thế giới nhanh hơn đa số cá thành viên WTO khác (Trung Quốc, gia nhập WTO năm 2001 nhưng có đến 5 năm để mở rộng khu vực kinh tế này.) Hiện nay đã có 8 ngân hàng nước ngoài trong đó kể cả HSBC của Anh, một ngân hàng cỡ lớn nhất thế giới, và ANZ (Australia và New Zealand Banking Group); cả hai ngân hàng này đều dự kiến mở 10 chi nhánh trong vòng 3 năm sắp đến để có thể cung cấp các dịch vụ khác như thẻ tín dụng, cho vay nợ mua nhà, và cho vay nợ cá nhân. Đàm Bích Thuỷ, Tổng Giám đốc ANZ Việt Nam nói, “Nhất định, mức tăng trưởng sẽ rất cao”.

Các ngân hàng đa quốc gia rất hoan hỉ với tương lai và tiềm năng phát triển tại Việt Nam vì có quá nhiền quả chín trong tầm tay ở thị trường Việt Nam chưa được phát triển đúng mức đến đáng thương này. Việt Nam, đổi mới một phần kinh tế theo mô hình của Trung Quốc, không có vụ tín dụng (credit bureau) và cũng chỉ có một hệ thống rất sơ xài về bảo hiểm tiền gửi ở ngân hàng. Cho người tiêu thụ vay tiền là chuyện gần như không có. Dịch vụ ngân hàng do 5 ngân hàng nhà nước thống trị — gồm cả ngân hàng lớn nhất là Ngân hàng Phát triển Miền quê và Nông nghiệp (Agribank) — thường cho các công ty, hãng xưởng quốc doanh lớn vay nợ. Cùng lúc, khu vực kinh tế tư doanh đang bùng phát không ai để ý đến. Vì những thành tố này, “Có những yêu cầu cơ bản ứ đọng ở mọi mặt của dịch vụ ngân hàng,” Phó Tổng Giám đốc dịch vụ cho người đâu tư của Moody, Patrick Winsbury, nhận định.

Thật thế, số khách hàng đến ngân hàng mở tài khoản tăng với tốc độ chưa từng nghe đến ở các nền kinh tế đã phát triển. Trong khoảng 7 triệu trương mục hiện do người Việt đứng tên thì 6 triệu là tài khoản mới mở trong hai năm vừa qua. Cho đến nay những ngư ông đang hưởng lợi lớn nhất là 34 các ngân hàng tư doanh nhỏ như Sacombank, không như ngân hoàng quốc doanh bị trói buộc vì những chỉ thị của nhà nước nhằm vào việc quản lý nền kinh tế. nhằm vào những người dân gởi tiền và các doanh nghiệp nhỏ mượn nợ, ngân hàng tư doanh đã góp phần lớn vào mức phát triển mới đây của khu vực kinh tế ngân hàng. Khách hàng của họ, tiêu biểu như Nguyễn Thị Tuyết. Bốn năm trước, người đại diện dịch vụ du lịch này là người đầu tiên trong gia đình bà đến ngân hàng để mở tài khoản tại ngân hàng Agribank. Mới đây bà Tuyết lại mở thêm trương mục ở Techcombank, một trong những ngan hàng tư doanh đầu tiên tại Việt Nam, và nộp đơn lấy thẻ tiêu dùng Visa (debit card). Bà Tuyết thích dùng dịch vụ của Techcombank hơn vì “dịch vụ nhanh hơn và hiện đại hơn”.

Nhưng cánh đồng thênh thang của các ngân hàng tư doanh Việt Nam đang tung tăng nay nhẩy sẽ biến mất khi các ngân hàng khổng lồ nước ngoài nhập cuộc với túi tiền không đáy, với kinh nghiệm cho vay lâu đời, ngân hàng nội địa tại Việt Nam e không thể là đối thủ cân xứng. Ngân hàng tư doanh lớn nhất của Việt Nam, Asia Commercial Bank, hiện có tài sản khoảng 2,8 tỉ USD so với 14,6 tỉ USD của Agribank. Để cạnh tranh, các ngân hàng tư doanh đang ráo riết bán cổ phần cho người đầu tư Việt Nam cũng như ngoại quốc để gây vốn. Thí dụ, Tổng Giám đốc Trần Phương Bình cho hay, ngân hàng Eastern Asia Bank ở Sài Gòn đã có thêm được 1,35 tỉ USD. Ngân hàng Đông Á còn dự định mở thêm dịch vụ qua điện thoại và mở thêm ít nhất 100 chi nhánh. Đã có nhiều ngân hàng tư doanh phát triển đến các vùng thôn dã nơi ngân hàng nước ngoài ít khả năng tìm đến.

Một chiến lược sinh tồn khác của ngân hàng tư doanh là bán cổ phần lớn của công ty cho người nước ngoài để lãnh hội sự tinh thông và vốn của họ. “Với người hùn vốn nước ngoài, chúng tôi nghĩ, ‘OK, anh là đối thủ cạnh tranh nhưng là bạn, như thế mình cùng chia sẻ kinh nghiệm nhé’.” Trung của Sacombank nói như thế. Sacombank hiện có 3 nhóm đầu tư nước ngoài là bạn cùng hùn hạp làm ăn, mỗi nhóm, kể cả ANZ bank, có 10% tài sản (Việt nam giới hạn mức tài sản tối đa đầu tư nước ngoài có thể mua được là 30%). Kặp kè với ngân hàng tư doanh địa phương cũng chính là chiến lược xâm nhập địa bàn kinh tế ngân hàng của các tổ hợp đa quốc gia. Những ngân hàng đa quốc gia này rất muốn chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ và kiến thức vượt trội của họ về mặt thẩm định độ rủi ro khi cho vay đổi lấy hiểu biết của người địa phương về mạng lưới dịch vụ ngân hàng cả nước. Ngân hàng ANZ đang có dự án liên doanh với Sacombank để cung ứng dịch vụ thẻ tín dụng, Đàm Bích Thuỷ, Tổng giám đốc ANZ cho biết thế và nói, “Muốn vào thị trường địa phương, tôi nghĩ làm việc với người địa phương là chọn lựa khôn ngoan Tại sao phải làm lấy một mình?”

Trong khi các ngân hàng nước ngoài đang sửaa soạn và ngân hàng trong nước đang tìm người hùn hạp làm ăn thì ngân hàng quốc doanh cũng đang thích ứng với hoàn cảnh. Bốn ngân hàng nhà nước đã chuân bị tư doanh hoá trong năm nay và sẽ lên sàn chứng khoán, bắt đầu bằng Vietcombank trong vài tháng tới đây, theo tin của Lê Đức Thuý, Thống đống ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng quốc doanh được sự trợ giúp thêm của chính quyền: Trong tháng tư này, Hà Nội dự định nâng cấp đòi hỏi ngân hàng phải có vốn điều lệ là 70 triệu USD thay vì 5 triệu USD như trước. Quyết định này có mục đích bảo đảm ngân hàng có cơ sở tài chánh vững vàng nhưng cùng lúc khiến các ngân hàng nhỏ tư doanh khó vào thị trường hơn để cạnh tranh vơi các ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng Sacombank Hà Nội
Nguồn: TIME/JEROME MING

Nhưng ngân hàng lớn nhất hiện đang cần được tiếp tay. Theo các quan sát viên thị trường ước tính những ngân hàng này đang kẹt với một số nợ xấu lên đến 7 tỉ USD. Tuy nhiên, Lê Đức Thuý nói ngân hàng quốc doanh tốt hơn người ta nghĩ. Số nợ xấu đã giảm từ 20% xuống 3%. Chuyên gia trong nghề cho rằng con số thật ít nhất phải gấp ba lần như thế nhưng công nhận ngân hàng nhà nước đã có tiến bộ trong việc cắt giảm số nợ xấu. Alain Cany, Tổng Giám đốc HSBC bank tại Việt Nam nói, “Đây không phải hoàn cảnh như ở Trung Quốc”. (Theo Standard & Poor's, khi TQ gia nhập WTO, tỉ số nợ xấu của ngân hàng nhà nước Trung Quốc lên đến 50% tiền cho vay).

Với nhiều ngân hàng nước ngoài đang vào thị trường và ngân hàng nhà nước đang thay đổi, những ngân hàng tư doanh nhỏ nhất chắc chắn sẽ thấy khó thở hơn. Ngân hàng nước ngoài sẽ hớt phần kem, lớp khách hàng giàu có và những con nợ ít rủi ro nhất, trong khi ngân hàng nhà nước sẽ chạy theo các khách hàng nhỏ hơn, cung cấp thẻ tín dụng và cho các công ty cỡ nhỏ và trung vay nợ. Cany tiên đoán, số ngân hàng tư doanh tại Việt Nam sẽ giảm xuống ½, còn ít hơn 20 ngân hàng trong vòng 5 năm tới, kết quả vừa của thất bại hay vì hợp nhất. Hy vọng sinh tồn và phát triển duy nhất của các ngân hàng tư doanh nhỏ là đạt được độ tinh vi trước khi mức cạnh tranh lên quá cao. Winsbury nói, “Họ không thể để lỡ chuyến tàu. Phải tăng trưởng nhanh”.

Kết cục, cơ hội ngàn năm một thuở chẳng có ích gì cho các doanh nghiệp chết non.

© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 24/04/2007)


Nguồn: Finance: Open Season, By Kay Johnson/Hanoi, Time in partneship with CNN, Thursday, Apr. 19, 2007.


Cuộc chạy đua vào điện Elysée


The Economist (Số 12 tháng 4) – Trà Mi lược dịch


Cơ hội cho nước Pháp


Sau ¼ thế kỷ bấp bênh, Nicolas Sarkozy cho Pháp niềm tin đổi mới.



Trong 50 năm qua chưa một cuộc bầu cử tổng thống Pháp nào lại khó có thể đoán trước kết quả như cuộc bầu cử ngày 22 tháng 4 sắp đến. Đúng thế, dù trong mọi cuộc thăm dò cử tri, dẫn đầu luôn luôn là ứng cử viên của cánh trung hữu, đảng đương quyền UMP (Union for a Popular Movement, đảng bảo thủ Pháp), Nicolas Sarkozy.

Con số ủng hộ Nicolas Sarkozy có khả năng bị thổi phồng cũng như số ủng hộ ứng cử viên cánh cực hữu, Jean-Marie Le Pen, có thể bị đánh giá thấp hơn sự thật.

François Bayrou trèo lên bất ngờ giữa cuộc vận động, gần qua mặt cả Ségolène Royal, ứng cử viên Xã hội, làm mọi đự đoán về kết quả cuộc bầu cử trở nên rối rắm, mù mịt đi nhiều.

Nicolas Sarkozy, Ségolène Royal, François Bayrou
Nguồn: economist.com/Ảnh EPA


Đây là một cuộc đầu phiếu quan trọng. Pháp là thành viên lớn thứ nhì trong khối Liên Âu (EU) và là địa bàn hoạt động của 10 trong 50 công ty lớn nhất châu Âu. Nhưng Pháp cũng đang ở thế kẹt, rất kẹt. Nền kinh tế Pháp là nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm nhất Âu châu, một nhà nước nuốt trửng cả 50% tổng sản lượng nội địa, sổ nợ quốc gia tăng nhanh nhất Tây Âu trong 10 năm qua, và đáng kể hơn hết, nạn thất nghiệp ở đây vẫn trì cố. Trong 25 năm vừa qua, lợi tức bình quân đầu người của Pháp giảm từ hàng thứ 7 xuống hạng 17 trên thế giới. Tình hình rối loạn âm ỉ tại các vùng ngoại thành (banlieues), khu sinh cư của thành phần thanh thiếu niên thất nghiệp trong các cộng đồng dân tộc ít người, đã nổ bùng thành loạn năm 2005.

Toa thuốc điều trị cấp thời cho những bệnh nêu trên của nước Pháp là phải phát triển kinh tế nhanh hơn. Điều này đòi hỏi thay đổi từ căn bản về mọi mặt, lao động, thị trường, cạnh tranh nhiều hơn, bao cấp, bảo vệ thị trường ít hơn, giảm thuế, cắt giảm chi tiêu nhà nước, và đổi mới tận gốc rễ bộ máy hành chánh chính phủ lười chảy thây suốt 26 năm qua các nhiệm kỳ tổng thống của François Mitterrand, cánh tả, và Jacques Chirac, cánh hữu. Đây cũng là giai đoạn các quốc gia Tây Âu như Anh Quốc, Tây Ban Nha (Spain), Hoà Lan (the Netherlands), Ái Nhĩ Lan (Ireland) và các xứ Bắc Âu đổi mới, phát triển hơn và vẫn giữ được mô hình xã hội và hệ thống an sinh đáng quý. Đây là thử thách lớn nhất cho tổng thống sắp lãnh đạp nước Pháp.


Xấu tệ, tệ, xấu

Jean-Marie Le Pen
Nguồn: economist.com/Ảnh AFP

Ứng cử viên tổng thống kỳ này ra sao? Thực sự chỉ có 3 ứng viên đáng kể. Tuy thế, ứng cử viên thứ tư, có thể thay đổi kết quả sau cùng của cuộc bầu cử lần này, là Le Pen lãnh tụ kỳ cựu của Mặt trận Quốc gia (đảng phân biệt chủng tộc). Le Pen làm cả nước Pháp xấu hổ khi ông qua mặt cả đảng Xã hội (16,18% về sau Le Pen 16,86%: vòng 1) để vào vòng hai của cuộc tranh cử với Chirac năm 2002 (17,8% về sau Chirac, 82,2%: vòng 2).

Con số ủng hộ Le Pen năm nay nhiều hơn cả con số (cùng giai đoạn) ở kỳ tranh cử năm 2002. Điều quan trọng kỳ này, cho thể diện nước Pháp, là làm thế nào Le Pen bị loại không được vào vòng thứ nhì.

Bà Royal có thể là ứng cử viên đáng kể ở vòng 2 để biến nó thành cuộc tranh cử thực sự giữa hai phe tả-hữu. Royal còn có thêm lợi điểm khác: người phụ nữ tầm cỡ đã đẩy lùi được những đảng viên kỳ cựu của đảng giành vai trò đại diện đảng Xã hội trong kỳ bầu cử lần này. Royal cũng táo bạo vượt qua những truyền thống của đảng để ca ngợi thành tích của chính phủ Lao động Anh (Tony Blair) và chỉ trích nhà nước Pháp áp đặt số giờ làm việc tối đa mỗi tuần 35 tiếng. Chẳng may, chính sách của Royal đưa ra mù mờ và rối như mớ bòng bong; Về mặt kinh tế, Royal núp sau chủ thuyết lỗi thời của cánh tả: nhà nước can thiệp, bảo vệ công nhân, và đánh thuế cao.

Nếu chỉ so sánh bề ngoài thì ứng viên ở giữa, ông Bayrou lại có nhiều hứa hẹn hơn. Lời Bayrou hứa cắt giảm số nợ quốc gia đáng tin hơn Royal va ngay cả Sarkozy. Nhưng Bayrou thất bại, không ủng hộ nền kinh tế thị trường và quá ưa chuộng chính sách bao cấp nông nghiệp và nhà nước can thiệp. Và người ta cũng không hiểu làm thế nào Bayrou có thể lập nội các, nếu đắc cử. Đảng của ông nhỏ xíu và giấc mơ mời lãnh đạo từ hai phía trái và phải có cùng quan điểm với Bayrou e khó thành sự thật.


Còn lại ai?

Nicolas Sarkozy
Nguồn: economist.com/Ảnh Bridgeman/Rex

Như thế cử tri Pháp còn lại Sarkozy là ứng cử viên sáng giá nhất kỳ này. Không như các ứng viên khác, dù là bộ trưởng lâu đời dưới nhiệm kỳ tổng thống của Chirac, Sarkozy không ngại ngùng tuyên bố thẳng thừng, Pháp cần đổi mới tận gốc rễ. Sarkozy là người nước ngoài, là con của dòng quý tộc gốc Hung Gia Lợi (Hungary) di cư; và Sarkozy công khai khâm phục Mỹ (là điều thường được dân Pháp xem là điều cấm kỵ – TM). Sarkozy rất phấn khởi với sự phục hưng nền kinh tế nước Anh. Và Sarkozy dự định thay đổi một loạt luật pháp liên hệ đến các vấn đề cấm kỵ như tự do hoá lao động và thị trường, giảm thuế cho công ty (giới tư bản) và thuế thu nhập cá nhân, cắt hưu bổng của công chức.

Tuy nhiên còn hai vấn đề đáng ngờ về ông Sarkozy. Trong thời gian ngắn làm bộ trưởng Tài chánh, Sarkozy đã chứng tỏ là đúng là chính khách chính hiệu của Pháp: có khuynh hướng xía vào hoạt động của thị trường, chủ trương chính sách mạnh về công nghệ, bao che cho kỹ nghệ mạnh của Pháp, và có khi xen vào việc định giá cả ở siêu thị. Gần đây Sarkozy còn đổ những thất bại của Pháp tự gây ra lên đầu Ngân hàng Trung ương Âu châu.

Chủ thuyết kinh tế ve vãn đó có thể chỉ là mánh khoé để Sarkozy chiêu dụ những cử tri chống lại kinh tế thị trường. Nhưng trong Sarkozy còn một mặt khác không quyến rũ lắm: một loại phân biệt đối xử, xem trọng người Pháp bản xứ, kinh thường dân di cư, phản ảnh qua những lời ông phê phán nặng nề với cộng đồng di dân và căn cước quốc gia. Những người ủng hộ Sarkozy cho rằng ông phải xoay buồm như thế để lấy phiếu từ nhóm cử tri ủng hộ Le Pen. Tuy nhiên Sarkozy hiện nay hoàn toàn không được những người ở banlieues ưa chuộng và, không như ông Le Pen, ông cũng rất khi đặt chân đến đó.

Khi là bộ trưởng nội vụ, Sarkozy quan tâm cải thiện đời sống của nhóm dân thiểu số theo Hồi giáo, nhưng đã hoàn toàn quên những người này khi trở thành ứng viên tổng thống.

Điều này có thể lý giải được nhược điểm lớn nhất trong chính sách ngoại giao của Sarkozy: ông kịck liệt phản đối việc để Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) gia nhập khối Liên Âu. Ngược lai, bà Royal hiên ngang tán thành việc Turkey trở thành thành viên của EU. Nhưng điều này sẽ không được thử nghiệm ít nhất trong vòng 10 năm tới. Với các vấn đề khác liên hệ đến EU, như tương lai của bản hiến pháp EU, Sarkozy có đường lối thực dụng và khôn ngoan hơn hai đối thủ chính, Royal và Bayrou. Và Sarkozy cũng là ứng cử viên có nhiều khả năng để hàn gắn bang giao đang tả tơi giữa Pháp và Mỹ.

Dựa vào quá khứ sự nghiệp và cuộc vận động tranh cử người ta thấy Sarkozy là một người cực kỳ thực dụng hơn là một chính khách kiên định theo khuynh hướng tự do. Tuy nhiên, Sarkozy là ứng cử viên duy nhất giám ủng hộ cho việc Pháp phải giã từ quá khứ của chính mình sau nhiều năm lụn bại, lu mờ trên trường quốc tế.

Người ta đã nói, Pháp có tiến bộ nhờ ở các cuộc cách mạng, nhưng ít khi nào, hay chưa từng, tự xoay sở để đổi mới được. Ít nhất, lần này Sarkozy cho người Pháp một cơ hội để chứng minh cách ngôn đó không đúng.

© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com,
13/04/2007)



Nguồn: The French presidential election, France's chance, Apr 12th 2007, The Economist print edition


“Khủng bố” bám sát phụ nữ Hà Nội



Dân biểu Loretta Sanchez nói phụ nữ muốn đến gặp bà bị công an ngăn chận.


Dena BunisTrà Mi lược dịch



Vũ Minh Khánh
Nguồn: DCVOnline

DCVOnline (05/04/2007) — Bà Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài, vừa cho Đàn Chim Việt hay bà có cuộc hẹn với Đại sứ Michael Marine và một số Dân biểu Hoa Kỳ vào lúc 5 giờ chiều ngày 5/4/2007. Tuy nhiên, đến 1 giờ 45 cùng ngày công an đã đến nhà đưa giấy mời bà đi lên phường làm việc. Bà Minh Khánh từ chối không lên đồn công an vì lý do sức khoẻ. Từ đó đến khi liên lạc được với Đàn Chim Việt, dưới sân nhà bà Minh Khánh lúc nào cũng có 3 nam và 1 nữ công an thường phục và 1 người quần áo rằn ri canh giữ quanh nhà. Công an dựng biển cấm người nước ngoài, cấm quay phim và chụp ảnh ở sân cổng nhà luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Vũ Minh Khánh.


HÀ NỘI (The Orange County Register, 5/4/2007) – Từ hôm qua, ngày 5/4/2007 đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam để làm việc với Hà Nội về các vấn đề trong lĩnh vực nhân quyền.

Phụ nữ Việt Nam bị công an khủng bố: Bà Vũ Thuý Hà trước nhà Đại sứ M. Marine là 1 trong 6 khách mời dự trà đàm bị ngăn chận gồm vợ các ông Nguyễn Vũ Bình, Lê Quốc Quân, Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Văn Đài cùng mẹ cô Lê Thị Công Nhân, và 1 luật sư nhân quyền khác
Nguồn: news.yahoo.com (*)/Ảnh AP

Tham gia đoàn lần này có dân biểu Loretta Sanchez một người thường xuyên vận động chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Bà Loretta Sanchez đã từng bị Hà Nội từ chối cấp chiếu khán 4 lần vì Hà Nội cho rằng bà là người ‘‘thiếu khách quan và thiếu thiện chí”. Tuy nhiên bà cũng đã có mặt ở Việt Nam 2 lần (4/1999 và 11/2000). Trong chuyến đi cùng tổng thống Bill Clinton vào năm 2000, bà đã gặp các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Trần Độ và Nguyễn Thanh Giang.

Bà Loretta Sanchez là dân biểu quốc hội Hoa Kỳ từ tháng 11/1996. Khu vực đại diện của bà tại Graden Grove, tiểu bang California là nơi có nhiều cử tri người Việt nhất Hoa Kỳ. Bà Loretta Sanchez cũng là thành viên của Nghị Hội Nhân quyền của Hạ nghị viện Hoa Kỳ (Congressional Human Rights Caucus).

Hôm nay dân biểu Loretta Sanchez cho hay bà đã chứng kiến tận mắt chuyện gì xảy ra cho một nhóm phụ nữ bất đồng chính kiến muốn đến gặp bà tại tư gia của Đại sứ Mỹ tại Hà Nội: họ bị công an hành hung.

“Du khách làm sao thấy được những cùng khổ hàng ngày của người dân ở đây,” Loretta Sanchez
Nguồn: ocregister.com


“Chúng tôi vẫn chưa rõ một vài người trong nhóm hiện nay ở đâu, và họ đã về nhà hay chưa,” Loretta Sanchez, dân biểu (DC -Garden Grove, CA) trả lời phóng viên từ khách sạn ở Hà Nội. Sanchez nói, “có khoảng 15 tên ‘khủng bố’ (‘goons’) hành hung nhóm phụ nữ này.”

Bà Sanchez cho biết thêm, Đại sứ Marine mời đoàn phụ nữ đến tư gia của ông để dùng trà, đã cố gắng can thiệp nhưng sau cùng đã khuyên những phụ nữ này nên về nhà vì ông quan tâm đến an ninh cho bản thân của họ.

Sanchez, dân biểu đã từng nhiều lần bênh vực cho nhân quyền tại Việt Nam, cho biết bà tin rằng đây là lần sau cùng Hà Nội cho phép bà đến đây.

Dự định đến viếng Việt nam chỉ có hai hôm, bà Sanchez nói, “Họ sẽ không bao giờ cấp visa khác cho tôi nữa. Nhưng nếu họ muốn được xem là một quốc gia cởi mở, một nước đang thay đổi, và họ không có gì để che giấu, thì tại sao lại không mở cửa để chúng tôi vào?”

Dân biểu Sanchez đến Hà Nội chỉ 3 giờ trước buổi trà đàm đã định trước với nhóm phụ nữ Việt Nam, nhiều người trong nhóm này có chồng hay thân nhân đã, và đang bị cầm tù vì những hoạt động chính trị.

“Chúng tôi được biết họ đang làm rào cản, ngăn chận những ngả đường dẫn đến nhà các phụ nữ này. Họ đưa công an đến nhà, và đưa những phụ nữ này đến thẩm vấn ở đồn. Hai người bị giữ lại; Hai người khác vượt thoát đến tư gia của Đại sứ Marine, ” dân biểu Sanchez cho hay như vậy.

Sanchez nói thêm bà đến nhà Đại sứ Marine ngay lúc công an dùng bạo lực ngăn chận không cho những phụ nữ này vào nhà ông Marine đến nỗi “có lúc Đại sứ Marine phải đích thân kéo những kẻ hành hung khỏi nhóm phụ nữ.” Đại sứ Marine nói, “Đây là phụ nữ. Các ông không đối xử với phụ nữ như thế.”

Dân biểu Sanchez có mặt tại Việt Nam là một phần của chuyến công du với vài nghị sĩ khác. Ngày mai, bà cho hay, phái đoàn sẽ hội kiến với Ngoại trưởng và đại biểu quốc hội.

Bà cho hay Đại sứ Marine đã tuyên bố rằng sự kiện xảy ra tại tư gia của ông “là điểm bàn thảo, và là điểm duy nhất để bàn thảo.”

Ls Lê Thị Công Nhân, người tù chính trị trẻ nhất
Nguồn: DCVOnline/Ảnh NKT cung cấp

Một trong những phụ nữ cố gắng đến gặp bà Sanchez và ông Đại sứ là bà Trần Thị Lệ, mẹ của luật sư Lê Thị Công Nhân – 27 tuổi, trẻ nhất trong số những ngườ bất dồng chính kiến đang bị bắt giam. Sanchez nói Công Nhân bị bắt giam vì là Người Phát Ngôn cho Đảng Thăng Tiến Việt Nam, và bị bỏ trù vì hoạt động chính trị của cô.

Sanchez nói Việt nam mà bà đang mô tả không phải là Việt Nam mà những người Mỹ nhìn thấy khi đi du lịch.

“Du khách làm sao thấy được những cùng khổ hàng ngày của người dân ở đây,” Sanchez nói tiếp. Đó chính là lý do bà sẽ tiếp tục viếng thăm Việt Nam để “lưu ý mọi người rằng cái chính phủ này vẫn tiếp tục chà đạp những nhân quyền cơ bản nhất của người dân.”

Dân biểu Sanchez nói khi bà ở nhà Đại sứ Marine, các bạn đồng viện của bà đang viếng thăm Hà Nội và chỉ biết sự việc khi gặp nhau trong bữa cơm chiều.

“Tôi giải bày cho họ hiểu những điều căn bản,” bà nói và tin rằng Hà Nội đã phá sóng điện thoại cầm tay khi bà vừa đặt chân đến Việt Nam. Sanchez đã phải thay đổi điện thoại vài lần và cũng tin chắc công an Việt Nam theo dõi nghe lén mọi cuộc gọi điện thoại của bà.

Dân biểu Sanchez sẽ rời Việt nam vào ngày thứ sáu, và khi được hỏi bà sẽ làm gì sau khi gặp quan chức nhà nước, Sanchez trả lời, “Tôi có việc phải làm nhưng không thể nói được vì người ta đang nghe lén kìa.”

Dân biểu Loretta Sanchez định đến Việt Nam với cố vấn chính trị người Việt của bà, Khôi Tạ, nhưng Hà Nội đã từ chối cấp visa cho Khôi ngay cả với thư can thiệp của Chủ tịch Hạ Viện, Nancy Pelosi (D-San Francisco).

Sau khi rời Việt Nam bà Loretta Sanchez sẽ dự lễ Phục Sinh với quân nhân Mỹ đang phục vụ tại Kuwaits trước khi quay về California trong tuần tới.

© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com,
06/04/2007)



Nguồn: O.C. lawmaker: Hanoi ‘goons’ accosted group, By DENA BUNIS, The Orange County Register, 5/4/2007
(*): Vietnamese police block dissident visit, By BEN STOCKING, Associated Press Writer


Con đường chuyển đổi ý thức hệ gập ghềnh của Trung Quốc


Wu Zhong Trà Mi lược dịch



Wu Zhong
Nguồn: thestandard.com.hk

Chương trình đổi mới kinh tế và mở cửa hội nhập với thế giới của Trung Quốc chưa khi nào trôi chẩy. Cứ mỗi lần có chuyển động đáng kể la một lần gặp kháng cự và chống đối từ phe bảo thủ cùng các học giả Marxist của đảng Cộng sản. Tiến bộ chỉ đến sau những trận đấu đá giữa hai phe đổi mới và bảo thủ, hay “nhóm tả khuynh” như tên gọi hiện nay.

Dù tiếng kêu chống lại đổi mới và mở cửa ngày càng yếu dần, nhóm tả khuynh không khi nào bỏ cơ hội lên tiếng nhắc mọi người họ vẫn còn đó.

Một thí dụ dễ thấy về cuộc đấu tranh ý thức hệ xẩy ra hai năm trước khi một giáo sư luật Marxist tại Đại học Beijing lên tiếng phản đối dự luật đầu tiên của Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền sở hữu. Quyền sở hữu tư sản hữu hình kể cả động sản và bất động sản.

Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) bắt đầu chương trình đổi mới toàn diện từ năm 1979 đã thay đổi nền kinh tế chỉ huy kiểu Stalin sang nền kinh tế thị trường, với khu tư doanh ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế quốc gia.

Theo tài liệu 2006 về nền kinh tế tư nhân do Liên hiệp Công nghệ và Thương mại toàn TQ, một tổ chức ngoài chính phủ, biên soạn cho biết, tính đến cuối năm 2005, khu kinh tế tư nhân đã đóng góp 50% Tổng Sản lượng Nội địa. Nếu tính cả đầu tư nước ngoài thì khu kinh tế tư nhân đã lên đến 60% hay ngay cả 65% nền kinh tế quốc gia, nếu nhìn rộng hơn.

Và khu kinh tế tư nhân đã trở thành nguồn thu nhập thuế đáng kể cho nhà nước. Theo tài liệu nói trên, thuế thu từ khu tư doanh đã hơn hẳn thuế do các công nghiệp quốc doanh đóng góp. Ở một vài vùng, 70-80% thu nhập của nhà nước đến từ khu kinh tế tư nhân.

Chính vì lý do này làm luật để bảo vệ doanh nghiệp tư nhân và tư sản là điều lô gíc. Vì thế tháng 3, 2004, Quốc hội TQ, đã tu chính Hiến pháp và thêm vào điều khoản: “Tài sản hợp pháp của công dân là bất khả xâm phạm.” Đây là điểm mốc ghi dấu ngã rẽ, chia tay với chủ nghĩa xã hội của TQ bằng sự công nhận bảo vệ tư sản bằng hiến pháp.

Vì TQ theo hệ thống dân luật, với một thay đổi như thế thì việc ban hành một bộ luật về quyền tư hữu tự nhiên là một điều phải làm để hỗ trợ điều khoản vừa tu chính trong Hiến pháp.

Trung Quốc đã có một đạo luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiện hành. Với bộ luật bảo vệ tư sản luật pháp TQ sẽ đầy đặn hơn trong việc bảo vệ cả hai loại tài sản, hữu hình và trí tuệ.

Thật ra ngay từ 1998, Ban Thường trực Quốc hội đã cử 9 người thành lập ban soạn thảo luật bảo vệ tư sản. Sau khi tu chính Hiến pháp, bản dự thảo luật bảo vệ tư sản đã sẵn sàng để được mổ sẻ và phê chuẩn vào thág 3, 2006.

Tuy nhiên, đến tháng 8, 2005, Gong Xiantian, một đảng viên và cũng là giáo sư luật tại Bejing, theo học tại Yugoslavia cũ, gởi một kiến nghị thư đến quốc hội cho rằng dự thảo luật quyền tư hữu vi hiến. Kiến nghị thư của Gong được 200 học giả và quan chức đã nghỉ hưu hậu thuẫn.

Gong cho biết, cốt lõi của dự luật là để bảo vệ tài sản của một thiểu số giàu xụ, dù mới nghe qua tưởng luật này bảo vệ tất cả mọi người. Gong mỉa mai, “Nó bảo vệ chiếc limousine của ông trọc phú và cái gậy đánh chó của người ăn mày như nhau.”

Hơn thế nữa, Gong cho rằng dự luật không bắt chước một điều khoản khác của Hiến pháp ghi “Tài sản nhà nước là bất khả xâm phạm”, nếu được phê chuẩn và có hiệu lực, bộ luật này sẽ làm thất thoát thêm tài sản quốc gia.

Lối tranh cãi như thế là vô lý và không đáng để phản biện.

Mất mát công sản đa phần do quan chức tham nhũng thông đồng với gian thương chứ không phải vì thiếu bảo vệ của luật pháp. Thật ra đã có cơ sở pháp lý để vảo vệ tài sản nhà nước và xử lý những trường hợp biển lận phi pháp vừa nêu.

Rõ ràng Gong tranh luận dựa trên cơ sở ý thức hệ chứ không dùng cơ sở pháp lý. Và như thế ông ta đã tự đánh bại chính mình. Bản dự thảo luật là một khai triển của điều khoản vừa tu chính trong hiến pháp, và tất cả mọi chỉ tríc, phê bình đề phải chú trọng xem dự thảo luật có đi chệch hướng, sai với tinh thần của bản hiến pháp hay không. Không làm được thế, tất cả lý luận của Gong đều trở nên vô nghĩa.

Tuy nhiên, có thể cú tháu cáy của Gong về “thất thoát công sản” đã chạm đến mạch chính trị nhạy cảm; Chủ tịch quốc hội Wu Bangguo ra lệnh tạm xếp dự thảo luật vào tủ và các chuyên gia lập pháp phải xem lại để tạo cân bằng cần thiết giữa việc bảo vệ tài sản nhà nước và tài sản công dân. Vì thế dự thảo luật này đã không nằm trong nghị trình phê chuẩn năm 2006.

Tuy thế, Gong và nhóm hậu thuẫn không hẳn đã muốn có một bộ luật về quyền tư hữu hoàn mỹ. Mục đích thực của nhóm này là không muốn có một bộ luật như thế tại TQ. Vì thế khi biết dự luật quyền tư hữu nằm trong nghị trình phiên họp quốc hội năm 2007, Gong lại gởi một kiến nghị thư khác đến Wu Bangguo vào ngày 26 tháng 12, 2006. Lập lại lý luận cũ, Gong yêu cầu quốc hội xếp xó vĩnh viễn dự thảo luật quyền tư hữu. Dường như Gong đang áp dụng chiến thuật “phòng thủ hay nhất là tấn công” bằng cách yêu cầu quốc hội ban hành bộ luật bảo vệ tài sản của nhà nước.

Thiếu nữ tỉnh Guangxi tại tiền đình Quốc hội TQ (8/3/2007)
Nguồn: nytimes.com/Ảnh: Peter Parks/Agence France-Presse — Getty Images

Trước ngày khai mạc phiên họp quốc hội khoá này vào ngày 5 tháng 3, phe chống đối đã cố gắng một lần cuối để ngăn chận dự thảo luật. Hơn 3.000 học giả và quan chức nghỉ hưu ký tên vào kiến nghị thư yêu cầu quốc hội không phê chuẩn dự thảo luật. Một trong những người khai mào kiến nghị thư là cựu Giám đốc Viên Thống kê Quốc gia, Li Chengrui, cho hay đã có 30 quan chức (đã nghỉ hưu) hàng thứ trưởng, 10 tướng hồi hưu của Quân đội Nhân dân và khoảng 50 giáo sư Trường Đảng Trung ương trong danh sách những người hậu thuẫn – Ming Pao ở Hong Kong tường thuật như thế.

Li cho rằng TQ đang đi vào “thời điểm nguy hiểm nhất”. Ông ta nói các vấn nạn quốc gia như khoảng cách giàu nghèo, nạn tham nhũng trầm trọng, ăn cắp công sản nhà nước và bất công xã hội đều có thể là lỗi của “chính bộ luật họ muốn phê chuẩn.”

Nhưng lần này phe bảo thủ bị phản công ngay tức khắc.

Jing Ping, một giáo sư thực thụ tại Đại học Luật và Chính trị TQ và cũng là một người ủng hộ dự luật quyền tư hữu, cho hay dự luật đã được duyệt lại 7 lần. “Bọn họ (phe bảo thủ) muốn gì nữa? Chúng tôi phải làm theo ý họ hay sao? Tôi trả lời dứt khoát, không.”

Một giáo sư khác tại Trường Đảng Trung ương tiết lộ rằng khi Gong va nhóm hậu thuẫn nổ phát tấn công đâu tiên – dự luật có thể Vi hiến – chính quyền TQ đã quan tâm thực sự đến quan điểm của nhóm này. Nhưng sau khi trao đổi với phe chống đối dự luật, ban lãnh đạo trung ương (Đảng CSTQ) nhận thấy thật ra phe chống đối có hậu ý khác. “Cái mà họ đang cố gắng phủ quyết không phải là dự luật quyền sở hữu mà chính là chính sách đổi mới và mở cửa của Deng Xiaoping,” bà cho biế thế.

Trong cuộc họp báo ngày 4 tháng 3 vừa qua, Jiang Enzhu, Phó bí thư Ban Thường trực Quốc hội, nói quy chụp dự luật (quyền sở hữu) vi hiến là quan điểm “một chiều,” bà cho biết như vậy.

Wang Zhaoguo
Nguồn: union-network.org

Thứ năm tuần rồi, Wang Zhaoguo, Phó Chủ tịch Ban Thường trực Quốc hội, chính thức đệ trình dư luật quyền sở hữu trước phiên nhóm quốc hội hàng năm để được cứu xét và phê chuẩn. Quốc hội sẽ bỏ phiếu quyết định vào thứ sáu, 16/3, tuần này.

Trong phần trinh bầy, Wang nói: “Ban hành bộ luật về quyền sở hữu là đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền lợi sát sườn của nhân dân. Khi cuộc đổi mới và mở cửa và nền kinh tế phát triển, mức sống người dân đã cải thiện, và họ yêu cầu sự bảo đảm hiệu quả tài sản đã gầy dựng được, hợp pháp, bằng mồ hôi và sức lao động và có quyền quản lý đất theo khế ước đúng luật lệ, cùng những quyền và lợi hợp pháp khác.

“Ban hành bộ luật về quyền sở hữu sẽ định nghĩa và bảo vệ quyền tư hữu, quyền công quản, quyền quản lý đất theo khế ước và quyền sử dụng nhà ở, vì mục đích để bảo vệ quyền lơợ sát sườn của dân, khuyến khích ý chí làm giầu và cổ xuý sự hài hoà xã hội.”

Người ta mong dự luật sẽ được phê chuẩn và ban hành vì TQ thực sự rất cần bộ luật như thế để bảo vệ tư sản. Thí dụ, hiện nay nhà ở đa phần đã tư nhân hoá, nhưng tại nhiều thành phố, quan chức địa phương vẫn tiếp tục ra lệnh phá huỷ cao ốc để tái thiết. Ở vùng sâu vùng xa, quan chức thu mua đất của nông dân với giá bèo, dù khế ước thuê đất củA họ vẫn còn hiệu lực.

Tuy nhiên, nếu quốc hội phủ quyết dự luật này, người ta mong rằng họ quyê[t định dựa trên cơ sở pháp lý chứ không phải nhương bộ trước áp lực chính trị.

Ở một góc nhìn khác, Đảng Cộng sản TQ phải cố gắng hết sức để đối phó với các vấn đề có thể gây bất ổn định trong quần chúng, tỉ dụ như quan chức tham nhũng, khoảng cách mỗi ngày một lớn giữa người giàu kẻ khó va những bất công xã hội. Nếu không, nhiều người sẽ theo nhóm tả khuynh đặt vấn đề với chính sách đổi mới và mở cửa. Và ý muốn quân chúng như thế, khi đã đạt đến một độ lớn nhất định, có khả năng quay con tàu ngược đường đổi mới mà Đặng Tiể Bình đã vạch ra.

Ở mặt này này, nỗi luyến tiếc quá khứ trong lòng lớp người TQ đứng tuổi đang tăng trong những năm gần đây. Họ luyến tiếc đời sống thời Mao Trạch Đông, hồi đó nghèo, nhưng nghèo như nhau, không có quan chức tham nhũng. Nỗi hoài cổ này cũng là một cảnh cáo cho giới lãnh đạo TQ.


© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 15/03/2007)


Nguồn: China's rough ideological transition, By Wu Zhong, China Editor, Asia Times Online


Người Sài Gòn (II)


Anh diễn viên, gái Hà Nội, em Việt kiều và tuổi trẻ

Trà Mi


Tiếng Hạnh gọi vọng từ phòng khách:

– Ông Lân điện thoại, anh Giang ơi!

– Lân đây chú. Chiều nay chú Duy ghé lại đón. Chú cháu mình đi ra ngoài ăn tối nói chuyện nhiều hơn. Từ hôm về đến giờ Lân thấy chú chẳng đi đâu, chả đi Đà Lạt, mũi Né cũng không. Mấy tuần rồi cứ như là chú chạy “xô” ấy.

– Ừ, lần khác thư thả về chơi; lần này về đi thắp hương thăm các cụ thôi.

Một buổi chiều như những buổi chiều khác, đường Sài Gòn vẫn tấp nập người xe. Hai anh em đèo nhau trên chiếc gắn máy đi vào thành phố.

– Đến rồi anh!

Anh bạn trẻ giữ xe trước cửa quán ăn nhanh nhẹn đưa thẻ số và dẫn xe khách đi cất.

Cũng như những hàng quán khác, xe gắn máy hàng hàng lớp lớp ngoài vỉa hè. Quán là những căn nhà phố lớn đã mấy lần hoá giá, đổi chủ, rồi tăng giá. “Nhà Em”, cái tên nghe ngồ ngộ, chủ quán là dân văn nghệ cũng nên?

Duy dẫn vào một bàn nhỏ ngoài hiên. Yên chỗ, mình lại được dịp nhìn quanh. Gớm ngày trong tuần sao lắm người đi ăn nhậu thế này. Bàn bên trái ít nhất hai mươi thực khách, bàn sau lưng cũng chẳng ít hơn; hoá ra bàn mình đang ngồi bé nhất, ít khách nhất. Tiếng thực khách cười nói rổn rang, ồn ào hơn cả các tiệm ăn ở phố Tầu San Francisco. Đa số khách trong quán trông trẻ, có vẻ học trò hơn là thương nhân thừa tiền dư bạc.

– Dô!

Tiếng ghế chạy rầm rĩ trên sàn rồi tiếng hô đồng loạt của thực khách quanh đây, lôi bật mình trở lại với hiện cảnh. Lân vừa kéo ghế ngồi vào bàn.

– “Dô!” hơi to đấy Lân nhỉ?

– Dạ, cũng như người Mỹ “cheers” khi nâng ly vậy mà chú.

Cheers của Mỹ đâu được mấy chục decibels như tiếng “Dô” của khách nhậu Sài Gòn.

– À, sao lại quán này? ở đây có gì lạ?

– Lân hay đưa một số khách đến đây ăn uống bàn công việc; quán của mấy người anh em quen biết từ lúc còn đi học, hát hò với nhau.

– À, quán của người văn nghệ!

– Để Lân gọi bạn giới thiệu với chú.

Người đàn ông, mái tóc bồng bềnh, miệng lúc nào cũng như sẵn nụ cười: em chủ quán hay anh diễn viên?
Nguồn/Ảnh: DCVOnline/TM


Thoáng chốc, Lân quay lại với một người đàn ông, mái tóc bồng bềnh, miệng lúc nào cũng như sẵn nụ cười.

– Giới thiệu với chú đây là Đa Duyên, anh em chủ quán; còn đây chú Giang, chú của tôi về thăm nhà và đây là chú Duy.

– Anh ở Mỹ về chơi?

– Vâng. Anh quen biết với Lân từ trước?

– Dạ, em mới biết anh Lân mấy năm gần đây thôi. Ông anh của em mới là bạn của anh Lân lúc còn đi học. Tối nay anh Đông Kinh bận đi chấm điểm hoa hậu, người mẫu.

Câu chuyện trao đổi đã khá lâu, anh bạn Đa Duyên vẫn chưa để mắt, gật đầu nhìn Duy nửa giây. Anh bận thẩm định anh khách Việt kiều hơn là đồng bào trong nước?

– À, đây là Duy, em tôi, đã từng đi “học” cùng với anh Đông Kinh ở Kà Tum, Bù Gia Mập và những “trường” khác đấy.

– Chào anh Duy, hoá ra anh em trong nhà cả!

Anh bạn văn nghệ giả lả một câu rồi lại quay hướng:

– Anh Giang đi sang đây, em giới thiệu một cô Việt kiều cũng ở Mỹ về chơi. Cô này thích em lắm; tụi em nói chuyện hàng tuần; cô ấy mới về mấy hôm; anh chồng ghen quá, cũng vừa đến hôm qua.

– Đây là anh Giang và đây là Michelle cũng là Việt kiều ở Mỹ và David chồng Michelle.

– Chào cô Michelle. Hi David! How do you do? It’s nice meeting you.

Chồng người Mỹ, Việt kiều Mỹ, tên tiếng Tây cũng lạ!

– David là IT Manager của AT&T thưa anh. Tụi em ở Virginia. Còn đây là anh Bôn anh họ của em và chị Thu Sương.

Thêm một vài câu trao đổi với đôi Việt Mỹ kiều cho phải lệ mình quay lại bàn với Lân, Duy. Đi ăn quán chứ nào phải đặt hàng nối mạng đâu mà cần đến “ai ti ma na giơ”. Qua vài câu trao đổi với ông “ma na giơ” trộm nghĩ có thể ông chỉ quản lý mấy cái điện thoại.

Trên sân khấu, Đa Duyên đang hát tặng người ái mộ ở một bàn khác. Ở góc gần đấy cô hàng hoa bán những nhánh hồng bọc giấy kính cho thực khách tặng hoa cho ca sĩ. Cũng tổ chức, cũng tiếp thị đấy chứ!

Không hiểu chỉ ở đây hay những quán khác đều thế? Khách lên hát phần lớn là đàn ông và họ hát vững vàng, điêu luyện là đàng khác. Thấy mình chăm chú theo giõi ca sĩ, Lân hỏi:

– Chú Giang có muốn lên hát không?

– Thôi, để người ta ăn uống cho ngon.

– Thế thì để chú Duy với Lân lên hát tặng chú vậy!

– Hay quá. Nhưng cho chú xin cái khoản công bố với cả quán “tôi xin hát tặng anh ..., Việt kiều ở .... mới về...” như người ta nhé.

Tình cờ, hai bài Duy và Lân hát là những bản nhạc mình thích nghe. Cả hai đều là nhạc từ thơ của của thầy T. B. Lan hỏi thăm người ở kinh thành ánh sáng và nói về Sài Gòn – Sài Gòn của mình hơn 30 năm trước có nắng, có em, có áo dài và có thơ tình thời mới lớn. Chưa khi nào nghe Duy hay Lân hát. Giọng hát trầm ấm của Duy có lẽ vẫn còn cái phong độ thuở hát ở đài phát thanh Đà Lạt. Nhận xét đàn ông Sài Gòn hát hay hơn đàn ông nơi mình đang ở có lẽ không sai lắm.

Đa Duyên và Michelle trở lại bàn:

– Mời mấy anh sang bàn tụi em ngồi cho vui.

Chỉ sang tấm ảnh lớn trên tường bên kia:

– Ảnh của ai vậy anh?

– Dạ, em chụp với Mel Gibson bên California.

– Thế anh là tài tử phim ảnh.

– Quên mất, Lân chưa nói, Đa Duyên là tài tử đóng nhiều phim rồi. Phim Rồng Vàng, và Bốn Mùa mà lúc nãy chú có hỏi đấy.

– Em vừa bên ấy về sau khi quay xong phim “Mình là lính”.

– Thế anh thấy tài tử Mỹ với tài tử Việt Nam thế nào?

– Dạ, tài tử mình cũng không kém gì họ đâu anh! Em cũng đã làm việc với Patrick Swayze. Người Mỹ làm việc rất nghiêm túc, nhanh và chính xác, không lề mề.

Người tài tử xi nê chợt biến mất, thay vào là ông chủ quán:

– Mời anh sang đây em giới thiệu cô bạn ở Hà Nội vào thăm em.

Anh tài tử đa duyên hay là anh bán quán tiếp khách giỏi? hai người khi ẩn khi hiện, không biết mình đang nói chuyện với ai.

– Ơ, cái anh này! Em đang mời các anh ấy về bàn em cho vui mà!

– Hai anh đây về với cô trước bên ấy. Anh Giang sang bên này một tí mà.

Bàn cô bạn Hà Nội ở một góc khác của hàng hiên.

– Anh Giang vừa ở Mỹ về chơi; đây là Yến bạn em ở Hà Nội và các cô bạn khác sẽ tự giới thiệu với anh.

Nhìn Đa Duyên và các cô “bạn”, mình bâng quơ:

– Anh Đa Duyên nhiều bạn nhỉ?

Nhìn về phía Lân, Duy với cô Việt kiều, rồi quay lại nhìn bạn, một người Hà Nội lên tiếng:

– Ới xời, anh ấy thì phải nói! Đứa nào mê thì cố mà chịu lấy.

Câu chuyện của các cô “bạn” Hà Nội xoay quanh anh tài tử chủ quán và người bạn mê kép hát. Lại một câu hỏi khác của người Hà Nội, hình như cô là kỹ sư xây dựng:

Đa Duyên giữa đàn bà Hà Nội: “kỹ sư xây dựng” (T), Yến (P), bà chủ hàng vàng làm dáng
Nguồn/Ảnh: DCVOnline/TM



– Anh Giang!


– Chi thưa cô?

– Lần sau đến đây chơi anh vẫn tên Giang đấy chứ?

– Thế là sao cơ ạ?

– Tôi thấy nhiều anh Việt kiều mỗi lần đến quán lại có một tên khác.

– À, xin các cô đừng bận tâm. Tên là do Bác Mẹ đặt cho, tôi đâu giám man trá; vả lại hôm nay được người nhà dẫn đi ăn tối chứ đâu biết có “cơ may” gặp các cô đâu mà cần thay tên đổi họ. Còn lần sau, gặp lại, chẳng biết đến khi nào?

– Gớm! anh nói cứ như người Hà Nội!

– Dạ, tôi là người Hà Nội cũ, người Sài Gòn cũ. Bây giờ được xem là người Việt Nam cũng là phúc lắm rồi đấy.

Trời đã vào khuya, quay sang bàn Lân Duy:

– Cho chú mươi phút nữa rồi mình về.

Michelle gọi với theo

– Này anh Giang. Thấy mấy cô Hà Nội xum xít bọn này cứ tưởng anh quên tiệt cả vợ với ba con rồi.

– Cô tưởng vậy chứ không phải vậy!

Cô Việt kiều làm mình chợt nhớ những nhận xét, những dọa dẫm của các anh bạn đã vào ra Việt Nam nhiều lần. Nào là các cô gái Sài Gòn chiều chuộng giỏi lắm; rồi con gái Hà Nội thì khỏi phải kể, ăn nói ngọt như đường và đẹp không có chỗ chê. Chẳng biết các ông ấy đã gặp bao nhiêu cô gái Sài Gòn, bao nhiêu người mẫu Hà Nội mà hít hà khen lấy khen để, dọa thánh dọa tướng như thế.

Ở Sài Gòn mới mấy tuần, ra Bắc được ba hôm không thể cả gan kết luận về sắc nết con gái Việt Nam ngày nay được. Chung chung, nếu chỉ xem, nghe các băng đĩa nhựa ca nhạc giới thiệu Việt Nam và tin các anh bạn thường đi về kia để hiểu con người ở đây thì chẳng khác gì tìm hiểu các cô gái Mỹ qua sách báo in giấy láng hoặc xem quảng cáo mỹ phẩm trên ti vi. Hay như người ta thường bảo, xem Playboy được mấy tập đã xưng là gynocologist thì hơi quá tự tin đấy!

Thực tế khác xa phim ảnh quảng cáo hay những lời tán phét nhiều lắm!

Tiếp tục đi vào cuối quán, ở một góc năm ba thanh niên thiếu nữ đang ăn bữa khuya.

– Mời anh ngồi chơi với chúng em.

– Các em làm việc ở đây phải không?

– Đúng rồi anh! Anh mới về chơi đúng không?

– Ừ mới về, nhưng không phải chơi.

– Các em cho anh hỏi vài câu nhé?

– Anh cứ tự nhiên.

– Các em đi làm lấy tiền thêm đi học phải không?

– Không anh ơi! Phần lớn bọn em đã xong đại học cả rồi.

Không giám hỏi thêm câu tiếp, đành quay câu chuyện:

– Thế đi làm thế này có tạm đủ cho cuộc sống hay không?

– Không đủ cũng phải đủ thôi anh. Ăn thì đây rồi. Đứa nào có nhà thì về đấy ngủ; như chúng em có đứa nhà tít Hà Nội thì chốc nữa lên gác ngủ.

– Hôm này là tối thứ ba, ngày trong tuần sao nhiều khách ăn uống thế?

Thiếu nữ đối diện, tuổi có lẽ mới ngoài hai mươi:

– Thưa anh, Sài Gòn này nói chung có hai hạng người. Một loại chơi thì cứ chơi, loại còn lại làm thì cứ thế mà làm. Bọn em thuộc loại thứ hai. Còn anh hỏi thứ ba, thứ tư, ngày trong tuần ngày cuối tuần, chẳng khác gì nhau cả. Hàng lớn ăn lớn, hàng bé lại ăn bé. Chỗ nào cũng có người ăn và chỗ nào cũng có người làm.

Lại câu hỏi cũ mèm đem ra hỏi lại:

– Thế các em nghĩ khi nào thì xã hội thay đổi tích cực hơn và cần làm gì để đi đến đó? đến cái xã hội các em có việc làm đúng với khả năng, đúng với ngành đã học.

– Tụi em nghĩ chưa đến đó anh ạ! Anh có ý kiến gì giúp cho chúng em không?

Nếu có ông công an đâu đây mình có thể được mời đi làm việc đêm nay cũng không chừng.

– Anh là người sống ở miền xa; đất nước với con người ở đây thực xa lạ. Anh e rằng không góp được ý hay cho các em đâu. Tuy vậy, các em còn trẻ, còn sức suy nghĩ. Tiếp tục suy nghĩ, nghe, nhìn, so sánh. Thể nào cũng có câu giải đáp. Xem thế cũng không phức tạp lắm đâu. Cái gì của mình thì bảo người ta trả lại mình. Cái gì mình có, tốt thì cố mà giữ, xấu thì bỏ đi. Nhắc người ta làm mau, thực hiện tốt những lời đã hứa. Làm những khẩu hiệu đang giăng ngoài phố thành sự thực. Đừng treo, đừng hô khẩu hiệu suông mãi. Nghe nhàm tai, nhìn chán mắt rồi. Chúc các em nhiều may mắn nhé!

Quay lại, Duy và Lân vẫn đang đợi:

– Thôi mình về! Cảm ơn Lân đã cho chú có bữa cơm ngon, có cơ hội nghe nhìn người Sài Gòn gần hơn một chút.

Trên xe, quay về Thủ Đức, Duy hất đầu về hướng hai thiếu nữ gầy gò, ngồi xổm dưới trụ đèn đường:

– Trẻ con đi làm gái ăn sương đấy anh!

Tiếng gió vun vút át hẳn tiếng chặc lưỡi ê chề. Đường về ngoại ô hôm nay lạnh hơn những lần trước. Không phải cái lạnh vì ngồi xe gắn máy. Lòng thấm buốt vì chợt thấy những chỗ rách của Sài Gòn về đêm.

Sài Gòn về đêm
Nguồn/Ảnh: DCVOnline/TM

Chưa đầy tuổi đôi mươi,
Sao đã bỏ sách bỏ trường?
Sao lang thang giữa đường phố lạ?
Em tìm được gì ở chốn không quen?
Em tìm được ai dưới ánh đèn mờ ảo?
Về đi em! Về đòi lại tương lai

Về đi em! Về đi em!
Đừng làm gái ăn sương!



Montréal, những ngày đầu Đông.


Copyright © 2006 DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 10/12/2006)


Môi Mỹ hở, răng Canada lạnh?


Madelaine Drohan | Trà Mi lược dịch


Nguồn: cbc.ca

Mọi người tin chắc như bắp là mọi việc xẩy ra ở Mỹ, chẳng chóng thì chầy sẽ xẩy ra ở Canada. Điều này có thể đúng với các show truyền hình, thời trang quần áo hay các món đồ chơi điện tử của cả người lớn lẫn trẻ con – tất cả đều vượt biên sang Canada một hay hai năm có mặt ở Hoa Kỳ. Nhưng hiện tượng này có nhất thiết đúng cho nền kinh tế ở đây không?

Publish Post
Câu hỏi đáng được đặt ra vì hiện đang có nhiều báo cáo cho rằng thị trường địa ốc Mỹ đang trên đà suy thoái có thể đưa Hoa Kỳ vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, kéo Canada theo luôn. “Con sói khủng hoảng kinh tế đang ở ngưỡng cửa”, “Nền kinh tế Hoa Kỳ loạng choạng có thể lôi Canada ngã theo”, “Thị trường địa ốc Hoa Kỳ sụp đổ có thể gây chấn động toàn cầu” là những tựa đề của các bài báo gần đây.

Thực ra lần kinh tế khủng hoảng sau cùng tại Mỹ không ảnh hưởng gì đến Canada. Và chuyện này có khả năng lập lại lần nữa. Ba trong 5 lần Mỹ bị khủng hoảng kinh tế, Canada không bị hay chỉ bị ảnh hưởng rất nhẹ so với thị trường phía nam. Hai lần khác, khủng hoảng kinh tế tại Canada trầm trọng hơn.

Chuyện này không khít với thành kiến của người Canada. Một trong những clichés dùng quá độ ở đây là Khi Mỹ hắt hơi, Canada cảm lạnh. (Tào lao hơn nữa gần như quốc gia nào trên thế giới cũng dùng cụm từ này. Cứ thử hỏi “U.S. snezzes” xem Google sẽ trả lời sao.) Từ những điểm này người ta suy luận rằng Canada lệ thuộc vào nền thị trường Mỹ, không những kinh tế Canada bị kéo ngã theo, mà còn ngã dập mũi, ngã u đầu, nặng hơn cả Hoa Kỳ.


Kỹ nghệ xe hơi
Nguồn/Ảnh: us.altermedia.info

Canada phụ thuộc Hoa Kỳ: điều phóng đại — Có một vài lý do chứng minh sự thật không phải như thế. Canada, dĩ nhiên chịu ảnh hưởng của kinh tế Hoa Kỳ, tuy nhiên không hẳn như những con số trần xì cho thấy. Năm 2005, Mỹ mua 84% hàng Canada xuất cảng và bán sang Canada tất cả 57% số nhập cảng của anh bạn láng giềng. Tuy nhiên số hàng xuất cảng của Canada (sang Mỹ) gồm cả một khối khá lớn hàng nhập cảng (từ Mỹ, trường hợp kỹ nghệ chế xuất xe hơi) để được lắp ráp tại Canada rồi xuất cảng. Con số này gồm cả hàng xuất cảng, chạy ngang qua biên giới Mỹ, rồi đi sang xứ khác.

Canada cũng còn có thêm vài ngón tủ để chống đỡ, giữ cho nền kinh tế không bị ảnh hưởng xấu quá nặng nề, đó là các chính sách tiên tệ và thuế quan hoàn toàn độc lập với Hoa Kỳ. Tuy đã phát triển đúng mức dị ứng với sự “thâm thủng ngân sách”, chính quyền liên bang Canada vẫn có khả năng, khi cần thiết, chi nhiều hơn thu để vực dậy nền kinh tế đang trong cơn uể oải. Ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất khi mực tăng trưởng kinh tế đang chậm và kiểm soát chặt chẽ mực lạm phát ở thị trường. Đồng đô la Canada (CND) sẽ hạ giá thấp hơn so với tiền Mỹ (USD), như thế sẽ nâng đỡ các kỹ nghệ mới thua lỗ vì giá tiền CDN tăng so với USD và không bị đè bẹp khi kinh tế Hoa Kỳ trở nên èo uột.

Canada có Alberta — Và Canada còn có Alberta, hiện là ngôi sao kinh tế của đất nước này và trong tương lai trước mặt. Đúng, xuất cảng năng lượng từ Aberta phần lớn đều đi sang thị trường Mỹ, như thế thoạt nhìn người ta đều nghĩ nếu kinh tế Hoa Kỳ suy thoái sẽ ảnh hưởng lớn đến tỉnh bang này. Nhưng, như một nhà kinh tế đã ghi nhận, người Mỹ sẽ giảm lái xe (và lái xe bự trong thành phố) đi không? Người Mỹ sẽ vặn thấp nhiệt độ lò sưởi trong mùa đông, nâng nhiệt độ máy lạnh trong mùa hè hay không? Có lẽ không đâu. Tuy sẽ không giữ mức xuất cảng năng lượng ở mức hiện tại, Alberta sẽ tiếp tục sản xuất trong khu vực dầu khí như kế hoạch mười năm đã định trước. (Mới đây China National Offshore Oil Corp., CNOOC, và PetroChina International Co. Ltd. đã sang Alberta tìm thoả hiệp về dầu cát – oil sands – nhập cảng dầu khí và đang ngắm mua cả Husky Energy Inc., công ty dầu ký thứ 4 tại Aberta – 70% đã nằm trong tay tỉ phú Hongkong Ly Kashing. Năm 2005 Alberta xuất cảng sang Trung Quốc ethylene, lúa mì, lưu huỳnh, bột giấy, lúa mạch, kền, vải dệt, da thuộc, hạt canola trị giá 1,9 tỉ CND – TM).

Trong trường hợp khủng hoảng kinh tế tại Mỹ, Aberta sẽ là cứu tinh của nền kinh tế Canada. Điều này dễ làm dân Canada vùng Ontario và Quebec ấm ức, nghẹn ngào.

Như thế có nghĩa là mọi chuyện tại Canada sẽ tốt đẹp, bình thường dù Hoa Kỳ có lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế? Chắc chắn là không. Tất cả những dự đoán, phân tích trên sẽ đúng trong trường hợp kinh tế Mỹ chỉ bị khủng hoảng xoàng do xáo trộn ở thị trường nhà đất. Còn có những khả năng đáng quan ngại hơn thế nữa, kể cả dự đoán trời sập là cả thế giới mất niềm tin vào Hoa Kỳ và nền kinh tế Mỹ sụp đổ dưới chính sức nặng do độ lệch hướng của cán cân chi phó, độ thâm thủng ngân sách và độ giảm thiểu đầu tư.

Hoa Kỳ hiện đang ở tình trạng ít ai mong muốn: nhập cảng nhiều hơn xuất cảng, chi nhiều hơn thu. Cả thế giới tuy vẫn sẵn sàng, đặc biệt là các ngân hàng ở Trung Á, cho Mỹ vay nợ cho qua giai đoạn này. Nhưng điều này sẽ không thể mãi mãi đúng được.


Kỹ nghệ xe hơi
Nguồn/Ảnh: usinfo.state.gov

Trường hợp trời sập — Nếu các quốc gia khác ngưng không cho Mỹ tiếp tục mượn tiền và yêu cầu Hoa Kỳ trả nợ, đồng đô la Mỹ sẽ lập tức mất giá, lãi suất sẽ tăng, xí nghiệp cũng như người tiêu thụ sẽ ngưng mua sắm, thị trường tài chánh Hoa Kỳ và thế giới sẽ rối loạn. Thống đốc ngân hàng trung ương Canada, David Dodge đã nhiều lần cảnh báo viễn cảnh này có khả năng xẩy ra, dù David Dodge gọi đó là “sự tháo gỡ không trật tự” của những bất bình đẳng toàn cầu, vì thế chỉ có một số rất ít hiểu ông ấy đang nói tới chuyện gì.

Canada chắc cũng không mong gì thoát nạn, nếu thực sự có chuyện trời sập như trên. Đơn giản và dễ hiểu hơn, nếu Mỹ bị khủng hoảng kinh tế vì tình trạng rối rắm và suy thoái ở thị trường nhà đất ta có thể xem như thuyền thúng của cô Thắm chìm giữa ao sen – vắn tắt, đây là chuyện nhỏ (đối với Canada); Nhưng nếu chuyện ông Thống đốc ngân hàng trung ương Canada cảnh báo xẩy ra thực thì có thể xem như chuyện tàu Titanic chìm giữa biển khơi, Canada cũng sẽ là một trong rất nhiều nạn nhân chìm vào lòng biển.

Chuyện này có thể xẩy ra hay không lại là một câu hỏi khác. Mức thâm thủng ngân sách Hoa Kỳ đang giảm, giá dầu xuống thấp giúp cân bằng cán cân chi phó, nhưng như Tạp chí Wall Street vừa đề cập đến, Hoa Kỳ hiện đang phải chi trả cho chủ nợ nước ngoài nhiều hơn là số tiền thu được từ vốn bỏ ra đầu tư ở ngoại quốc, và nếu mức lãi suất tăng, khoảng cách này ngày sẽ mỗi lớn hơn nữa.

Với Canada, tốt nhất là con thuyền kinh tế Hoa Kỳ chuyến này sẽ không đụng phải tảng băng lớn. Mối lo đắm tàu sẽ hoan hỉ xuống cấp thành âu lo lật thuyền thúng; Cô Thắm ướt áo, mất hoa nhưng sẽ chẳng hề hấn gì sau đấy.


Copyright © 2006 DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 29/09/2006)


Madelaine Drohan – Tác giả là nhà báo, được nhiều giải thưởng, viết về thương mại, kinh tế, chính trị Canada, châu Âu, và châu Phi. Drohan là ký giả của The Economist tại Ottawa (thủ đô Canada). Tác giả đã làm việc cho Globe and Mail 8 năm tại London, rồi Siberia và đến cả Nam Phi châu. Trước đó Drohan là phóng viên quốc hội cho Canadian Press, tạp chí Maclean’s, Financial Post và Globe and Mail. Bằng học bổng của Reuteurs Drohan sang nghiên cứu ở Oxford (1988), được giải Xuất sắc Báo chí Hyman Solomon (2001), ký giả nghiên cứu sinh tại Viện Chumir (2004-2005).


Nông Đức Mạnh trả lời phỏng vấn


Trà Mi lược dịch

“Chúng tôi không muốn giữ bí mật nữa” — Nông Đức Mạnh trong cuộc nói chuyện riêng với Kay Johnson, TIME, ASIA Edition, lên mạng 22 tháng 1, 2002


Nông Đức Mạnh, 61 tuổi, được xem là người lãnh đạo “phố” nhất của đảng cộng sản Việt Nam — và việc Mạnh sẵn sàng trả lời phỏng vấn cho thấy ông ta cởi mở hơn những người tiền nhiệm. Nhưng khi ngồi xuống nói chuyện với Kay Johnson, phóng viên của TIME tại Hà Nội, người ta thấy rõ Mạnh không phải là người đổi mới chính hiệu con nai vàng, mà là một đảng viên trung thành của đảng cộng sản. Bắt đầu cuộc phỏng vấn, Mạnh đọc một trang tuyên bố chính thức rồi đồng ý trả lời một số câu hỏi ở nhiều đề tài khác nhau. Mạnh vui vẻ, cười luôn miệng, và trả lời thẳng thắn một số vấn đề, kể cả tin đồn cho rằng Hồ Chí Minh là cha đẻ của mình. Sau đây là trích đoạn phỏng vấn (TIME) đã hiệu đính:
Nông Đức Mạnh: Ở Việt Nam chúng tôi không có tù nhân chính trị. Không ai bị bắt bớ, bỏ tù vì tuyên bố hay quan điểm của họ cả.
Nguồn: time.com


TIME: Lịch sử đảng cộng sản là một phong trào cách mạng có gây khó khăn gì trong việc thành lập một hệ thống kinh tế cởi mở và trong sáng không?

Nông Đức Mạnh (Mạnh): Trong thời cách mạng, chúng tôi phải giữ bí mật để bảo đảm thành công và đi tới chiến thắng, giành lại độc lập và thống nhất đất nước. Bây giờ đảng đã giành được quyền lãnh đạo… Tôi nghĩ tất cả đều phải được cai trị/quản lý bằng luật pháp (governed by law/pháp quyền – TM). Chúng tôi không còn muốn giữ bí mật nữa.

TIME: Đảng CSVN là đảng duy nhất trên toàn cõi Việt Nam. Ông có nghĩ rằng trong vòng 10, 20 năm tới đây việc có nhiều chính đảng hoạt động hợp pháp ở Việt Nam là điều cần thiết không?

Mạnh: Vai trò lãnh đạo của đảng (CSVN) là sự công nhận (phần thưởng cho – TM) cuộc đấu tranh cách mạng hơn nửa thế kỷ. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Những điều ghi trong Hiến pháp là mong muốn, là khát vọng cháy bỏng của toàn dân Việt Nam. Vì thế, trong lúc này, chúng tôi không nghĩ đến các đảng phái đối lập.

Tham nhũng của đảng (CSVN) cũng là phần thưởng cho cuộc đấu tranh cách mạng hơn nửa thế kỷ.

Nguồn: .manager.co.th
TIME: Nhà nước Việt Nam đang bị lên án là vi phạm nhân quyền, một số người đối lập với chính phủ đã bị bỏ tù trong năm qua. Quan điểm của ông ra sao và thế nào là tội làm phương hại tình đoàn kết xã hội.


Mạnh: Quyền của cá nhân luôn luôn đi đôi với quyền của xã hội. Nhân đây tôi muốn nói thêm rằng ở Việt Nam chúng tôi không có tù nhân chính trị. Không ai bị bắt bớ, bỏ tù vì tuyên bố hay quan điểm của họ cả. Họ bị bắt giam vì đã vi phạm luật pháp. Chúng tôi sẵn sàng thảo luận vấn đề nhân quyền với các quốc gia khác trên cơ sở thông cảm đôi bên và tôn trọng những nguyên tắc căn bản của công pháp quốc tế. Nhưng chúng tôi không chấp nhận sự áp đặt quan điểm từ bên ngoài.

TIME: Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị tù 13 năm vì “phá vỡ tình đoàn kết quốc gia” sau khi viết thư cho quốc hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Viết thư như thế là đe doạ đến nền an ninh Việt Nam chăng?

Mạnh: Ông ấy không bị tù vì viết thư cho quốc hội Hoa Kỳ. Chúng tôi có chứng cớ ông ta có hành động vi phạm pháp luật. Ông ấy bị bỏ tù như một công dân Việt Nam chứ không phải như một linh mục.

TIME: Ông ấy đã vi phạm luật nào?

Mạnh: Tôi không phải là quan toà nên không thể cho bà biết tất cả những chi tiết. Nhưng phiên xử đã diễn ra công khai theo đúng luật pháp.

TIME: Chính phủ đã đặt chuẩn tăng trưởng hàng năm là 7% GDP trong vài năm sắp đến, nhưng để thực hiện được điều này, nhà nước các ông phải thi hành cải tổ cơ cấu và làm trong sáng hệ thống tài chánh ở những công ty quốc doanh. Những đổi mới này tiến hành quá chậm trong những năm vừa qua, mực đầu tư đang giảm đi. Chính phủ của ông sẽ làm gì để vực dậy những đổi mới đó?

Mạnh: Đầu tư của nước ngoài là một thành tố quan trọng của nền kinh tế của chúng tôi. Nó giúp kỹ nghệ hoá và tân tiến hoá cơ cấu kinh tế Việt Nam cùng lúc đẩy nhanh hơn diễn trình đổi mới. Trong những năm vừa qua chúng tôi vừa điều chỉnh một số chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài. Và trong tương lai, chúng tôi sẽ làm hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư cho doanh nhân và nhà đầu tư ngoại quốc, chúng tôi hy vọng sẽ giữ được mức phát triển 7% như ở năm 2002.

TIME: Ông có đồng ý rằng sự trong sáng và xuyên suốt hơn là điểm chung trong mọi thay đổi Việt Nam đang theo đuổi? Trong quá khứ, rất nhiều nhà đầu tư đã chán nản thất vọng vì những gì họ thấy là cả một xã hội bưng bít?

Mạnh: Kể từ khi đổi mới, chúng tôi không có gì giấu giếm hay bí mật trong mặt kinh tế hay xã hội cả. Từ năm 1988 chúng tôi đã ứng dụng dân chủ cơ sở qua khẩu hiệu/nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” cơ mà.

TIME: Ông nghĩ thế nào về hoạt động quân sự do Hoa Kỳ dẫn đầu tại Afgahanistan, và nó khác với hành động quân sự của Mỹ tại Việt Nam trong những năm 1960 và 70 như thế nào?

Mạnh: Chúng ta không nên so sánh như thế. Tuy nhiên, điều tôi muốn làm sáng tỏ ở đây là chúng tôi chống đối khủng bố dưới mọi hình thức. Tuy thế, bất cứ chiến dịch chống khủng bố nên nằm trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Không nên dùng Chiến tranh chống khủng bố để xen vào nội bộ của một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Chúng ta cần xác định chắc chắn, đúng mục tiêu khủng bố và không làm hại đến lương dân.

TIME: Một số quốc gia, điển hình là Việt Nam, đã lên án Hoa Kỳ đã che chở cho những nhóm khủng bố chống lại nhà nước Việt Nam. Hoa Kỳ nên có những động thái thế nào, thí dụ, với các nhóm có cơ sở ở California thề sẽ đánh bom các mục tiêu của Việt Nam?

Mạnh: Chúng tôi không đồng ý với bất kỳ chính sách nào nuôi dưỡng và cho phép những thế lực phản động hoạt động chống lại Việt Nam. Chúng tôi muốn Hoa Kỳ hợp tác với chúng tôi. Như bà biết đấy, chúng tôi vừa phê chuẩn hiệp định thương mại song phương giữa hai quốc gia. Trên nguyên tắc không can thiệp và tôn trọng độc lập và chủ quyền quốc gia, Hoa Kỳ không có lý do gì để cho phép hay dung dưỡng những thế lực đó hoạt động chống lại Việt Nam. Chúng tôi sẵn sang thảo luận vấn đề này.

TIME: Suốt sự nghiệp chính trị của ông đã có khá nhiều tin đồn thổi. Trong chiều hướng đổi mới và trong sáng, xin ông cho chúng tôi biết rõ ràng: Hồ Chí Minh có phải là cha đẻ của ông hay không?

Mạnh: (Tặc lưỡi) Tôi cần phải lập lại và khẳng định điều đó không đúng. Tôi có thể cho bà biết tên của cha mẹ tôi, nhưng họ đã chết cả rồi. Cứ mỗi tháng ba, tôi đều về làng cũ thăm nom mộ phần của cha mẹ. Chị và em tôi vẫn còn sinh sống ở đó. Tôi không hiểu sao lời đồn đại vẫn còn dai dẳng mãi.

“Tất cả người Việt Nam đều là con cháu Bác Hồ … và tôi cũng thế,” Nông Đức Mạnh

Nguồn: DCVOnline

TIME: Ngay cả sau Đại hội đảng, trả lời của ông vẫn không rõ ràng khiến người ta vẫn còn nghi ngờ. Thế thì tên của bố đẻ của ông là gì?


Mạnh: Tên bố tôi là Nông Văn Lai và tên mẹ tôi là Hoàng Thị Nhi. Thông tin này không khó kiểm tra đâu. Về làng tôi thăm hỏi, họ cũng sẽ nói với bà như thế. Nếu người ta cho tôi giống Hồ Chí Minh, tôi nghĩ là trên đời có nhiều người giống nhau thôi (cười).

TIME: Như thế ông không có mảy may liên hệ nào với Hồ Chí Minh?

Mạnh: Tất cả người Việt Nam đều là con cháu Bác Hồ. Tôi nghĩ cả dân tộc Việt Nam xem Hồ Chí Minh như cha tinh thần, và tôi cũng thế.

TIME: Nhưng không phải là cha ruột?

Mạnh: Chắc chắn như thế, (Hồ Chí Minh) không phải là bố đẻ của tôi.


Copyright © 2006 DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 12/09/2006)


Lưu ý của DCVOnline:


Theo nhiều nguồn tin cùng các nhân chứng đáng tin cậy và qua các bài viết trên DCVOnline thì Nông Đức Mạnh là con của của bà Nông Thị Trưng (tức Nông Thị Bày), không phải là Hoàng Thị Nhi như ông Nông Đức Mạnh nói...

Tuy nhiên, điều này không chỉ được khẳng định từ nguồn tin của DCVOnline, trong tạp chí Thế Giới Mới, cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, số 434 ra ngày 30 tháng 4 năm 2001 có đăng bài Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong ký ức của một người thầy nhân dịp Nông Đức Mạnh lần đầu được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nói về cảm tưởng của thầy giáo cũ La Văn Ngâm dạy cấp 2 về học trò cũ Nông Đức Mạnh. Bài có đoạn tả thầy giáo này tìm đến nhà bà Trưng, thân mẫu Nông Đức Mạnh, trong đó có ghi rõ chú thích của tạp chí: “bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh”.

Về bà Nông Thị Trưng, Thông tấn xã Việt Nam (2003) viết như sau:

Bà Nông Thị Trưng qua đời

TTXVN

Bà Nông Thị Trưng, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng, người đảng viên do Bác Hồ, Chủ tịch Đảng trực tiếp giới thiệu vào Đảng năm 1941 tại Pắc Bó (Hà Quảng, Cao Bằng), đã từ trần hồi 8 giờ 40 ngày 26/1/2003 tại thị xã Cao Bằng do bệnh hiểm nghèo, thọ 83 tuổi. Bà được nhận Huân chương Kháng chiến hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất, Bằng có công với nước, Huân chương Độc lập hạng 3, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Sự ra đi của bà để lại lòng tiếc thương vô hạn của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Hồ Chí Minh và hang Pắc Bó
Nguồn: DCVOnline

Bà Nông Thị Trưng (tức Nông Thị Bày), dân tộc Tày, sinh ngày 6/12/1920 tại Phù Ngọc, Hà Quảng, Cao Bằng. Tháng 8/1963, bà tham gia cách mạng, hoạt động trong Tổ chức Thanh niên làm nhiệm vụ giao thông liên lạc bí mật của Đảng. Năm 1941, bà là một trong những cán bộ được liên lạc trực tiếp với Bác Hồ và là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu vào Đảng năm 1941, khi đó bà còn là một thanh niên mới lớn, chưa biết chữ cần phải học. Bác Hồ đã gửi vở cho bà học chữ kèm theo bốn câu thơ mà trước đây đã là một trong những bài tập đọc lớp 1 phổ thông:

Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu gắng công mà học tập
Mai sau xây dựng nước non nhà.


Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, bà Nông Thị Trưng đã suốt đời học tập, phấn đấu rèn luyện trở thành một cán bộ mẫu mực.

Nguồn:
Nông Thị Trưng
Nhân Dân mục Thời sự.



Một Chút Quà Cho… Mũi Ai


Trà Mi

Nếu trên đời này cái gì người ta phấn đấu đi tìm nhiều hơn thuốc trường sinh có lẽ phải là thần dược, thuốc tiên để khắc phục căn bệnh khổ vì tình ái. Thuốc kích dục xưa nay đã có đủ loại, nào là những vật hiếm, khó tìm như sừng tê, dái cọp, dễ tìm như ngầu pín, cháo le le hay độc hại như ruồi Spanish – thật ra đây không phải ruồi và cũng chẳng Spanish, đó là bột nghiền từ một lọai bọ màu xanh lá cây, Cantharis Vesicatoria, ở miền nam châu Âu. Loài người trăn trở cả nghìn năm nay cũng vì cái bệnh quái gở khổ vì tình ái này hay nói trắng củ cải ra là khổ vì bất lực, khổ vì trên bảo dưới không nghe. Xin mở cái ngoặc đơn ngay đây để minh định “trên bảo dưới không nghe” ở đây là chuyện sex, hoàn toàn không có bà con gần xa gì với văn phong của triều đình Hà Nội than vãn về tính quan liêu, vô hiệu của quan chức chế độ hiện nay. Xin đóng ngoặc (1).

Chuyện bàn muôn thuở

Nguồn: artas.com
Thế giới hôm nay, tính đến ngay lúc này, có 6,576,680,155 (và cứ mỗi một tích tắc lại có thêm một người), trong đó khoảng 150,000,000 đàn ông đang đau khổ vì không cương cứng được. Văn chương y học gọi khổ nạn này là “Erectile Dysfunction” hay ED. Nếu 150 triệu đàn ông ấy nằm trong số đàn ông tuổi từ 15 trở lên (2), thì tỉ số đau khổ vì bất lực mới chỉ khoảng hơn 6.3% so với tỉ số đàn ông con trai mù chữ (3) là 7.5%. Bạn đọc chắc chắn không nằm trong tập hợp 7.5%, nhưng có bao nhiêu bà con chú bác xóm nhà lá này ở trong 6.3% kia? Hỏi thế thôi, không mong các bác giơ tay xung phong trả lời vấn đề riêng tư và nhậy cảm này đâu. Đây là công việc của các nhà nghiên cứu, không phải phận sự và cũng ngoài khả năng Trà Mi.


Lan man ngoài đề nhiều quá rồi, xin quay lại cái chuyện thuốc tiên, thuốc thần. Á quên, chuyện này không phải chỉ liên hệ đến cái vụ cương với cứng của đàn ông à nha! Các bác gái cũng thế, thâm cứu khoa học đã chứng minh phụ nữ cũng có vấn đề trong trường (hay giuờng) tình ái (Female Sexual Dysfunction, FSD).

Khoảng 40% phụ nữ, nếu dùng văn phong của TGĐ Vietnam Airlines, Nguyễn Xuân Hiển, thì đơn giản, mộc mạc là “Em không thích. Em chưa thích!” Và nếu có lấy Boeing 787–8 Dreamliners mới toanh, cũng không đưa em vượt chín tầng mây, đến tận đỉnh Vu Sơn được. Đấy là chưa kể những chuyện nhức đầu hằng ngày, đưa đón con đi học, áp lực của boss, ì xèo của nhân viên, trả tiền nhà tiền xe, nấu cơm, giặt ủi, lau nhà. Giời ơi là giời! “Ðang khi lửa tắt, cơm sôi. Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem!” Chuyện đời thường, chuyện hằng ngày là thế. Đầu óc đâu, thì giờ đâu mà đòi vật nhau thế này hả các ông giời?


Toàn cảnh tình trường coi bộ u sầu dữ.

Đừng bi quan, và cũng khoan tuyệt vọng. Trà Mi đã nói rồi, không có cuộc nghiên cứu tìm tòi nào công phu, dai dẳng và quyết tâm như cuộc tìm thuốc làm cho đời người khởi sắc và thú vị hơn. Những tuần trong tháng 12 này, ngay trước Noel, vài chục phụ nữ ở tuổi tiền biệt kinh kỳ, tuổi trước khi tắt tị kinh nguyệt, sẽ lên giường đều đặn làm thử nghiệm ái tình. Điều đáng nói ở đây là các đấng anh chồng, anh bồ, không phải pha thêm sâm, quậy thêm sinh tố hột gà – vắn tắt là không cần chuẩn bị gì hết.

Mới nghe qua như kịch bản trong mơ, ánh sáng bình minh xoá tan toàn cảnh u sầu hồi nãy cái rụp. Cuộc thử nghiệm này, nếu thành công, sẽ là giải đáp cho hàng triệu đàn ông đàn bà đang có trở ngại kỹ thuật. Thuốc dùng trong cuộc thử nghiệm này khác với Viagra hay Levitra là những loại thuốc giúp tăng lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục. Đây là một loại thuốc mới, cái tên nghe qua cũng đủ giựt gân, hồi hộp rồi, PT–141, cứ như tên Tốc đỉnh hay Torpedo của Kennedy.

PT–141 không thèm đi qua hệ thống tim mạch, là một loại thuốc xịt vào… mũi và tiến thẳng về thủ đô, tức là hệ thần kinh – các bác vội vã, đoán sai rồi, phải không? PT–141 đánh động trung tâm hưng phấn ở não bộ. Trong những thử nghiệm ban đầu với chuột – tại đại học Concordia ở Montreal, Canada – PT–141 đã cho những kết quả xuất sắc với cả hai giới tính; thực tế, chỉ vài phút sau khi “hít” PT–141 các chị Mini đã nhảy tót lên lưng của các anh Mickey, không e thẹn, không bẽn lẽn, không khoan nhượng – “Chít chít, chít chít chit!” (“Em thích, em đang thích!”) Những thử nghiệm sau đó với động vật khác, không dùng Mini và Mickey, cho kết quả tương tự. Khoảng nửa giờ sau khi “hít” PT–141, đa số thử nghiệm viên đều tuyên bố sẵn sàng xung trận. Thử nghiệm viên mang bí số 41 tuyên bố, “Với bậc thang từ 1 đến 5, tôi đánh giá độ cương cứng của mình là… 6.” Người thử nghiệm số 128, “Nhà tôi biết à nha. Bà ấy có thể biết sự khác biệt giữa Viagra và PT-141 nữa đấy.”

PT–141 là giải đáp ngắn hạn cho nỗi khổ ái tình, điều lý tưởng là người ta có thể dùng, có thể “xịt” mũi năm này qua năm khác, và thích khi nào “xịt” khi ấy, không phải lo lắng gì cả. Tính đến nay những phản ứng phụ của PT–141 đều không đáng kể: buồn nôn chút, nhức đầu tí ti, chẩy nước mũi, nghẹt mũi sơ sơ, mặt hừng đỏ, có chút hậu vị. Giời ạ, mấy cái của quỷ này là chuyện không đáng ngại; không “xịt” PT–141 cũng lắm lúc sổ mũi, nhức đầu cả tuần, có chết chóc gì đâu hà? Theo Carl Spana, Tổng Giám Đốc Palatin Technologies, NJ, Hoa Kỳ, công ty đang nghiên cứu PT–141, thì chỉ một lần “xịt”, mức công hiệu kéo dài trung bình khoảng 10 giờ. Spana còn bồi thêm một quả, không có bảo chứng khoa học: các ông dường như có thể thu hoạch nhiều hơn một vụ trong khoảng 10 giờ đồng hồ ấy; đến nay vẫn chưa có kết quả khoa học nào cho thấy các bác gái cũng có ảnh hưởng ở tầng cao như thế.

Hiện nay, 75 phụ nữ Hoa Kỳ đang tham gia trong cuộc thử nghiệm loại thuốc này ở vòng thứ nhì dự kiến sẽ kết thúc trong 3 tháng tới. Vào năm 2006, ở quý thứ nhì, thử nghiệm vòng 3 sẽ bắt đầu. Nếu mọi việc suông sẻ, tốt đẹp thì cơ quan Quản Trị Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sẽ chuẩn y để PT–141 được phép bán trên thị trường vào đầu năm 2009; và sự đồng ý của bộ Y tế Canada cũng không xa đó lắm.

Dù thị trường và đối tượng chính của PT–141 là con số đông đảo đàn ông đàn bà đang khổ sở trong sinh hoạt tính dục, người ta tin rằng yêu cầu PT–141 sẽ rất cao và phổ quát ở tầm xa và rộng hơn thế. Theo nhà Tâm lý trị liệu Fadi Abou–Rihan, giáo sư môn Nghiên cứu Đa dạng của Tính dục tại đại học Toronto, “Như Viagra, PT–141 rồi cũng trở thành thuốc được ưa chuộng ở party.” Spana nói, “Hiển nhiên chúng tôi không chủ trương, cổ võ việc dùng thuốc không thích đáng. Liệu PT–141 có cho người thường ích lợi gì hay không? Tôi tin là có. PT–141 có thể giúp thanh niên khoẻ mạnh giữ độ cương cứng lâu hơn không? Chắc chắn thế.”

Abou–Rihan khuyến cáo nếu không giải đáp một số những vấn đề tồn đọng khác, bài toán dục tình vẫn chưa có đáp án hoàn toàn: “Tính dục là chuyện giữa con người, và nếu điểm ngắm duy nhất là chức năng sinh lý, thì tương quan cốt yếu giữa hai người sẽ không được giải quyết.” Abou–Rihan cho rằng “Chán bạn tình, chán mình, khủng hoảng nửa đời, những căng thẳng, những âu lo của đời sống, những muộn phiền chán nản – và những áp lực đời thường khác đều có thể ảnh hưởng đến dục tình.”

Tóm lại, “hít” một hơi, “xịt” một cú có thể trung hoà tất cả những áp lực đời thường đấy hay chăng? Spana tin chắc rằng PT–141 tuyệt đối không thể là thần dược trí bá bệnh cho những người chán đời vì cuộc sống cuộc sống lứa đôi không hạnh phúc (dù nó có khả năng giúp vượt qua trở ngại tạm thời). “Ao ước (tâm lý) là ‘Tôi muốn có quan hệ sâu sắc với bạn tình;’ hưng phấn (sinh lý) là ‘Tôi có trở ngại cho máy nổ,’” Spana nói “Chúng tôi đóng góp với đời ở phần giúp cho máy nổ.”

Không chịu trách nhiệmDisclaimer:

Thông tin ở đây theo nguồn khả tín của Maclean’s Magazine (số ra ngày 5 tháng 12, 2005 trong bài “Too sexy for your nose – Introducing a new nasal spray that can make you hot to trot” của nhà báo Nora Underwood) cùng thông tin gốc từ Palatin Technologies Inc. và trang http://www.pt141.com/, tuy thế Trà Mi xin bạn đọc phần cảnh báo sau đây:

Thứ nhất, chỉ số thành công của PT–141 tùy thuộc lớn vào một yếu tố quan trọng: cái tâm. Những người dùng PT–141 phải cùng nhau đi ½ đoạn đường, phải cởi mở tấm lòng trước. Không biết cái nhà ông Abou–Rihan và Spana có đọc Nguyễn Du hay không mà các ông ấy quán triệt “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” gớm. Nói trắng ra cho dễ hiểu là PT–141 có khả năng giúp các bác, trai gái gì cũng thế, vượt qua vấn nạn “lực bất tòng tâm”. PT–141 là trợ lực dược không phải là thần dược có thể đem bỏ túi đi dạo công viên, sở thú, bờ hồ, bạ ai cũng xịt mà được.

Thứ hai, quý bạn đọc muốn tham gia thử nghiệm PT–141 phải đợi đến quý thứ 2, 2006 đăng ký cho vòng 3 của cuộc nghiên cứu khoa học này.

Thứ ba, bạn đọc không nên vội vã chạy ra tiệm thuốc tây vì PT–141 chỉ được phổ biến rộng rãi trong quần chúng sớm lắm là vào đầu năm 2009. Còn 3 năm nữa thôi. Xin các bác kiên nhẫn.

Nếu tin rằng tim vẫn hồng nhưng chân đi không tới là do tà ma ám khí phá bĩnh, Trà Mi xin mời quý bạn đọc vào Paltalk.com, ở các diễn đàn Việt Nam, tìm “thầy” Trường Sinh Học – chuyên gia trị bá bệnh ma trù quỷ ám bằng "năng lượng vũ trụ". Muốn hiệu quả chỉ cần 2 điều: 1/ cho “thầy” biết tên thật; 2/ Dẫn vợ đến cho “thầy” coi (nếu muốn diệt tuyệt nọc mấy con tà ma quỷ ám.)

Nếu sợ không còn đủ thời giờ trên dương thế, cần xử lý ngắn, gọn sự cố “trên bảo dưới không nghe”, quý bạn đọc có thể đặt mua Xuyên Tâm Liên, thuốc trị bá bệnh thời quá độ từ kinh tế tập trung lên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xin liên lạc thẳng với Nguyễn Khoa Điềm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Tư tưởng- Văn hoá Trung ương, điện thư vanphongbttvh@cpt.gov.vn hay biên thư về: Số 275 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội, Điện thoại: 08048161, Fax: 08044175.

Copyright © 2006 DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 04/08/2006)



Ghi chú:

(1) “Giao cho anh Thanh làm danh sách báo cáo Quốc hội, Chính phủ về số vụ việc, bộ ngành, địa phương có tình trạng ‘trên bảo dưới không nghe’. Trên là ai, nói cái gì, nói bao nhiêu lần. Nếu ‘trên bảo dưới không nghe’ thì đã có biện pháp kỷ luật chưa?” Nguyễn Văn An lên lớpTổng Thanh tra Nhà nước Quách Lê Thanh tại phiên họp thứ 18, Uỷ ban Thường vụ (UBTVQH)
(2) 72% nhân số đàn ông thế giới trên 14 tuổi: 0.72*3,305,170,518 = 2,379,722,772
(3) Theo UNESCO Institute for Statistics, UIS, September 2005, số đàn ông con trai 15 tuổi trở lên mù chữ là 178,845,000



Người Sài Gòn


Trà Mi

Nguồn: christofabt.de

Đôi dép da lê khắp phố khắp đường
Đôi vai gầy ôm chặt gió sương
Tóc ai đã bạc màu theo năm tháng
Ba mươi năm rồi, chỉ còn thoảng nét người thương

Anh đây à! sao màu da cháy xạm
Sao môi thâm! sao mắt đỏ cả tròng?

Ừ, gió bụi thành đô đen vạt áo
Móng tay vàng vì thuốc đốt, hút chưa xong
....

Và ... mắt anh đỏ?
Vì đời anh họ ép!



Lần đầu nhìn lại người Sài Gòn, ngỡ ngàng nhất có lẽ là những khuôn mặt da xạm nắng. Cũng có thể vì không còn trẻ, thị tuyến thay đổi, không còn ngắm nhìn những người ở tuổi thanh xuân, tuổi của mình hơn ba mươi năm trước. Chợt nhìn, ấn tượng đầu tiên trên những khuôn mặt đen xạm, khó đăm đăm ấy là làn môi thâm xịt.

Người Sài Gòn bây giờ lại bươn chải suốt ngày ngoài đường phố
Nguồn: photo.net

Nắng Sài Gòn có lẽ đâu thay đổi theo năm tháng. Chẳng lẽ lỗ thủng ozone lại nằm ngay trên đỉnh đầu Sài Gòn? Không phải thế, mặt người Sài Gòn đen hơn, da xạm hơn vì đời sống người Sài Gòn đã thay đổi. Người Sài Gòn đông lắm. Người Sài Gòn bây giờ lại bươn chải suốt ngày ngoài đường phố – nếu không trên vỉa hè hàng quán thì cũng trên yên xe chạy cơm chạy nước. Tỉ số người đứng đường chạy phố so với người lao động trong cao ốc, công sở hẳn chênh lệch rất nhiều. Sài Gòn cũ cũng có người đen đúa như bác Bảy xích lô, anh Hai ba bánh. Người Sài Gòn bây giờ thoáng nhìn cứ ngỡ là bà con gần với anh Hai, bác Bẩy ngày xưa.
Độ ô nhiễm không khí, thiếu trong sạch môi sinh của vùng đất mật độ cao như Sài Gòn là một nguyên cớ khác làm xạm da người. Chỉ cần ngồi xe gắn máy chạy mươi phút ở những vòng quay giao thông hay trục lộ chính, ống thở, cổ họng sẽ trở thành những tiềm năng dầu hoả. Mực lưu thông vô định của vô số xe gắn máy, kể cả những loại xe “sáu bẩy”, trên đường phố là diễn trình sản xuất... bụi tối ưu. “Sáu bẩy” là những xe bắt đầu lưu hành từ năm 1967!

Bụi ở trung tâm thành phố khác với bụi ven đô. Trên những mặt đường lớn ở vùng ngoại ô, ngoài bụi khói xe gắn máy người ta còn phải hít thở bụi đất xe vận tải. Trục lộ giao thông ở đây không khác gì công trường xây dựng. Xe vận tải thường là những xe chở đất đá từ những khu đang kiến thiết đem đi đổ các nơi khác. Mười xe thì cả mười đã được “cải tiến”, hàn thùng xe lên cao, nâng trọng tải, chở được nhiều hơn. Chi tiết tạo mẫu, tiêu chuẩn bảo hành xe của các nhà sản xuất chỉ là chuyện nhỏ, có gì đáng để chủ xe quan tâm? Chở nhiều, chạy nhanh, kiếm nhiều tiền, rơi rớt tí đất đá xuống đường có hề chi. Không khéo lại còn được tiếng đang đi làm lại lịch sử như Mỵ Châu ngồi sau lưng vua cha rải lông ngỗng cho Trọng Thủy theo tìm.

Xa lộ Hà nội (tên mới) bây giờ có lẽ cũng lấm bụi đường không kém xa lộ Biên Hoà (tên cũ) ngày chưa trải nhựa.

- Này em, Sài Gòn không có người kiểm tra luật giao thông vận tải à?

- Ha! Người kiểm tra và thi hành luật cũng là chủ của những chiếc xe tải đang rải đất , làm rớt đá khắp đường đấy anh ơi!

Ấn tượng về da dẻ người Sài Gòn như thế có lẽ chỉ giới hạn cho đa số đàn ông làm việc, lái xe suốt ngày trên đường phố. Phụ nữ ở đây hay che mặt, che tay khi lái xe và mình cũng không có dịp nhìn gần nên không hiểu đen trắng ra sao.

Thử đọc tiêu đề của vài mẩu tin về thiên nhiên và môi trường xem người trong nước đang nghĩ gì? Làm gì để gìn giữ Việt Nam?

Đó chỉ là tin đồn kiểu “voi xuống núi, hổ về làng”?
Nguồn: thiennhien.net

Mẩu tin của TTXVN đăng ngày 27/6/2006 ở trang Thiên nhiên Việt Nam, với tựa đề Phối hợp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, ghi:

Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Nguyễn Tiến Quân Chủ tịch Liên minh các hợp tác xã Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp về phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Ở một tin khác cùng trang Ai đã hạ sát con bò tót ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông? Cạnh bên là tấm hình Đầu và 4 chân con bò tót bị giết tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông.

Nhưng làm gì có chuyện ấy, cán bộ, nhà nước CHXHCNVN nói như thế này với Phan Thiên Sơn của báo Tiền Phong Online về chuyện con bò tót bị hạ sát, vào chiều ngày 22/6:

Nguyễn Văn Cảnh - Phó giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông - giải thích, rằng đó chỉ là tin đồn kiểu “voi xuống núi, hổ về làng” chứ trên thực tế chưa có bất kỳ cán bộ, nhân viên kiểm lâm nào ở huyện Đakrông nhìn thấy mặt mũi con bò tót.

Và trả lời về một phần xác của bò tót ngay tại trụ sở Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Lê Thanh Tuyền - Trưởng phòng kỹ thuật của khu bảo tồn, đành xác nhận đó là con bò tót bị giết hại tại rừng Trừ Lấu cách nay khoảng 10 ngày, nhưng bằng cách nào mà khu bảo tồn có được phần đầu và 4 chân bò tót thì ông không biết.

Đúng là đầu voi đuôi chuột. Phối với hợp, phát với chả huy... để bảo vệ môi trường! Làm thế nào, khi nào làm, ai làm lại là những chuyện khác!

Tỉ số đàn ông VN hút thuốc cao nhất thế giới?
Nguồn: static.flickr.com

Trở lại dung nhan đàn ông và những làn môi thâm xịt. Có lẽ mình không thể lôi ông Bụi ra toà vì tội làm môi người Sài Gòn thâm lại, mất đi vẻ tươi hồng. Đàn ông Sài Gòn, hay đàn ông Việt Nam nói chung, hút thuốc hàng đầu trên thế giới.

Năm 1999, Việt Nam dùng 32.5000 héc-ta (hectares) đất trồng, hái 35.300 tấn thuốc lá. Với 26 xưởng, cả nước đã sản xuất hơn 30 tỉ điếu thuốc lá (gấp 3 lần sản xuất năm 1970) (1) chưa kể hàng triệu điếu thuốc nhập cảng lậu hàng năm (2). Thống kê của WB cho hay 40% dân VN, 80% đàn ông VN hút thuốc – tỉ lệ cao nhất Á châu. Theo số liệu 1995 của IMF và World Bank, người Việt Nam trên 15 tuổi hút khoảng 60 gói thuốc hàng năm. Theo tìm hiểm mới đây của WHO, tổ chức y tế thế giới, thì con số đàn ông Việt nam hút thuốc lá đang ở hàng vô địch toàn cầu.

FIFA World Cup thì Việt nam chắc chỉ giỏi phần cá độ, nhưng nếu có FISA (Fédération Internationale of Smoker Association) World Cup, Việt Nam đem cúp vàng về Hà Nội là cái chắc.

Trong 3 thập niên sắp đến, số tử vong vì hút thuốc lá ở VN ước khoảng 230.000 người! Tổ chức Y tế Thế giới có bi quan quá không khi ước tính khoảng 10% dân Việt sẽ chết non vì hút thuốc lá? Người ta bi quan quá hay không? Chưa biết. Điều chắc chắn là ngân sách quốc gia đã chi chưa đủ cho những ưu tiên giáo dục, an sinh xã hội, môi sinh môi trường thì làm gì còn phương tiện chữa cho người ung thư, lao, suyễn, sưng phổi, v.v... nói gì lo đến chuyện những cái môi thâm. Nói thế, nhưng nếu là phụ nữ ở Việt Nam, mình sẽ lo không ít; mỗi năm chết non, chết yểu, chết tiệt đi vài phần trăm đàn ông thì độ cung cầu chẳng mấy chốc hỏng bét cho các chị các em. Lúc ấy có lẽ ít nhất phải là người mẫu hay siêu mẫu may ra mới lấy được tấm chồng! Phần còn lại sẽ đi lấy chồng Đại Hàn, và Singapore nếu chê đàn ông Đài Loan?

Người bươn chải ngoài phố thì cần chi bỏ áo trong quần, đi giầy, đội nón
Nguồn: georgiabyte.com
Lại trở về với đàn ông Sài Gòn. Một điểm khác làm kẻ đi xa về thăm thành phố hơi ngỡ ngàng là cách mặc quần áo ngoài đường phố. Sài Gòn chắc chắn không phải là bờ biển thế mà người ở đây cho mình cảm tưởng đang đi vùng sóng nước rù rì. Trang phục thường và tiêu biểu nhất của đàn ông ngoài đường là áo ngắn tay (dài thì xắn lên) bỏ ngoài quần tây, chân đi dép da, đầu rất ít khi thấy mũ rộng vành dù nắng Sài Gòn rất gay gắt và chẳng mấy khi “... chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” (3). Sài Gòn, xứ nhiệt đới, là người bươn chải ngoài phố thì cần chi bỏ áo trong quần, đi giầy, đội nón. Những cái lỉnh kỉnh tiểu tiết này chỉ làm giảm hiệu năng, gây khó khăn cho việc lái xe trên đường chạy việc. Đấy là người sống chạy ngoài đường phố. Thỉnh thoảng đi qua cổng một trường đại học hay những công tư sở mình cũng thấy áo bỏ ngoài quần lẫn lộn với hình ảnh cũ của những nhà giáo, người sinh viên, người đi làm với y phục tươm tất.

Như thế những ngỡ ngàng, trớt quớt của mình về đàn ông Sài Gòn, chẳng qua vì cái nhìn vội, chỉ thấy được đám đông. Số người sinh hoạt ngoài đường phố này lại nhiều, quá nhiều so với người làm việc trong phòng.

Nghĩ về phụ nữ Sài Gòn với vấn nạn thuốc lá vô tình len men đến vùng kém an ninh, vùng “người mẫu và siêu mẫu”. Kém an ninh? Nguy hiểm là đàng khác! Hạnh, người bạn cho mình tạm trú những ngày trở lại Sài Gòn, lên tiếng cảnh báo:

- Ối! Mấy cô này ghê lắm anh ơi! Đây là mầm mống phá hoại gia cang người ta.

- Xời! Làm gì mang tiếng đến thế?

- Ủa anh không nghe sáu người mẫu vừa bị công an bắt điều tra. Họ thu được nhiều sổ đen ghi tên, số điện thoại di động của đủ hạng người. Doanh gia có, quan chức có, mà cũng có cả Việt kiều nữa nghe anh! Chán mấy anh đàn ông quá!

Như chưa hả dạ, Hạnh đưa đề nghị giúp nhà nước cải tổ làm sạch xã hội:

- Em mà có quyền nghe anh, em chém đầu mấy con nhỏ cao trên một thước bẩy hết đó.

- Ủa, tôi tưởng các cô người mẫu thì đi làm mẫu, đi quảng cáo tiếp thị thì đâu có gì mà bắt, mà bêu đầu người ta, tội nghiệp!

- Trời ơi, anh làm bộ, giả nai không hay chút nào hết á! Mấy cô này là gái gọi cao cấp đó ông ơi!

Gái gọi? Ngày xưa người ta dùng chữ gái “làng chơi” hay gái “ăn sương”. Ngày nay tiên tiến hơn, lại dùng từ như các nước đã tiên tiến, gái gọi, call girls, dịch sát thế thì thôi! Ừ không còn dùng chữ “ăn sương” được, các cô gái gọi này đâu còn phải đầu đường hè phố giữa đêm hứng sương, đón gió nữa. Các cô ấy là các chuyên gia nhân sinh xã hội, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, có cầu chứng, có bằng cấp đầy đủ cả. Người Sài Gòn dạo này nhiều bằng cấp lắm. Từ gái gọi đến trưởng phòng, đến giám đốc, bằng cấp lu bù. Bằng cấp thật đấy! Không phải bằng đóng con dấu củ khoai đâu.

Bằng nhiều ắt phải nhiều trường. Đi quanh Sài Gòn đếm đại học mỏi cả tay. Ngoài những trường cũ như Y, Nha, Văn, Luật, v.v... còn không biết bao nhiêu là trường cao đẳng, trường đại học dân lập. Trường học nhiều, bằng cấp nhiều, người tài có lẽ cũng phải nhiều? Không phải vậy! chỉ cần đọc thoáng qua nhật báo cũng đủ thấy bao nhiêu tiêu cực của ngành giáo dục hiện tại. Từ tuyển sinh ngoài chỉ tiêu, dưới tiêu chuẩn, đến “học giả bằng thật”, “học tại chức”, quên ghi tên mà vẫn có bằng, có khi bài thi để giấy trắng vẫn đậu, v.v...

Lại đọc thử một tin ngành giáo dục — “Kỷ luật một thầy giáo cưỡng hiếp học trò” (Báo Cần Thơ, 20/6/2006) — Nữ sinh trường THPT Kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng (Cần Thơ) bị thầy giáo Lê Thái Bình lạm dụng tình dục. Ông Bình đã bị khai trừ Đảng. Công an huyện Cờ Đỏ đang điều tra vụ việc.

Còn phải đợi dài thời gian. Còn phải đợi dài cổ mới đến lúc dân sinh đã giỏi, sản xuất mạnh, xây dựng xã hội tốt đẹp mà không ai còn cần phải trương bằng cấp, khoe học vị nữa! Và nếu vẫn còn cái đảng CSVN thổ tả với đảng viên ưu tú làm thầy giáo, làm quan trong xã hội Việt Nam, có lẽ nạn hiếp dâm gái vị thành niên không chỉ xảy ra ở Hà Nội, Cần Thơ.

Còn CHXHCN Việt Nam thì sẽ mãi còn hàng trăm Lê Thái Bình, còn hàng ngàn Lương Quốc Dũng và đảng vẫn quang vinh!

Copyright © 2006 DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 29/06/2006)



Ghi chú:

(1) Economics of Tobacco in Vietnam. Nguồn: Worldbank
(2) Tobacco News. Tin Tân Hoa Xã ngày 26/4/2006, cho biết hàng năm có khoảng 600 triệu gói thuốc lậu nhập cảng vào Việt Nam, bằng 10-15% tổng sản lượng thuốc lá hàng năm
(3) Áo Lụa Hà Đông, Thơ Nguyên Sa