Tuesday, April 1, 2014

Vấn đề (của Hillary) ở Miến Điện

Catherine A. Traywick, John Hudson - Trà Mi lược dịch

Cho đến nay, hồ sơ Myanmar được xem như “một thành tựu lớn” của Hillary trong nhiệm kỳ Ngoại trưởng Mỹ - một nhiệm kỳ có nguy cơ bị xem như không ấn tượng và quá thận trọng khi so với thời Ngoại trưởng John Kerry, người đã đối đầu với những phức tạp của tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

Hillary và Aung San Suu Kyi tại Myanmar (2011). Nguồn: SAUL LOEB/AFP/Getty Images
Thành tựu của Hillary trong nhiệm kỳ Ngoại trưởng Mỹ tại Myanma đang sứt chỉ

Một buổi sáng vào cuối năm 2011, bà Hillary Clinton đã đến thăm bà Aung San Suu Kyi tại căn biệt thự cũ bên bờ hồ và bàn chuyện chính trị. Đó là những ngày đầu Myanmar (Miến Điện) chuyển đổi từ một nhà nước độc tài cùng khổ để trở thành một nền dân chủ vừa chớm nở; Cuộc gặp gỡ này mạng tính lịch sử vì đã không có một viên chức cấp cao của Mỹ nào đến thăm Miến Điện trong từ 1/2 thế kỷ và bà Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia trong 15 năm qua.

Cuộc đàm phán giữa Ngoại trưởng Mỹ và thần tượng hàng đầu của phong trào dân chủ của Myanmar đã trở thành một biểu tượng của sự tiến bộ của một quốc gia đang cố gắng vượt ra khỏi những thập niên dưới một chế độ chính trị và một nền kinh tế sai lầm.Nhưng tới nay thì hứa hẹn một Myanmar tự do dân chủ đang phai mờ trước sự leo thang của những cuộc bạo động giữa các sắc tộc và sự thoai lui của chính phủ về mặt đổi mới. Tình trạng này đang gây báo động cho lưỡng đảng tại Quốc hội Hoa Kỳ. Tuần này, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đồng ý thông qua một nghị quyết kêu gọi chính phủ Miến Điện phải tôn trọng các quyền con người của tất cả các nhóm dân tộc thiểu số trong cả nước và ngưng đàn áp những người Rohingya, một nhóm người không có quốc tịch và phần lớn là dân Hồi giáo đã bị cả Phật tử Rakhine và chính phủ Myanmar phân biệt đối xử.

Hôm thứ Ba, dân biểu New York Eliot Engel, nói:
“Khi chính phủ Miến Điện đang chuyển đổi sau nhiều năm dưới chế độ quân phiệt thành một chính phủ dân sự, buộc họ phải chịu trách nhiệm trách nhiệm về vi phạm nhân quyền là điều quan trọng.”
Tình hình ở Myanmar có ảnh hưởng đối với Clinton vì bà đang chuẩn bị có thể tranh cử tổng thống vào năm 2016.

Cho đến nay, hồ sơ Myanmar được xem như “một thành tựu lớn” của Hillary trong nhiệm kỳ Ngoại trưởng Mỹ - một nhiệm kỳ có nguy cơ bị xem như không ấn tượng và quá thận trọng khi so với thời Ngoại trưởng John Kerry, người đã đối đầu với những phức tạp của tiến trình hòa bình ở Trung Đông.
Nay, khi chế độ dân sự thay chính quyền quân sự Myanmar đang dùng chiến thuật ngày càng tàn bạo chống lại dân tộc thiểu số Hồi giáo, viên ngọc trên vương miện của nhiệm kỳ Ngoại trưởng của Clinton có nguy cơ tan biến. “Tình hình đi từ xấu đến tồi tệ hơn,” Tom Andrews, chủ tịch của tổ chức Đoàn kết để Chấm dứt Nạn Diệt chủng, một nhóm đang giám sát những cuộc bạo động giữa tín đồ Phật giáo và Hồi giáo ở Myanmar cho biết.

Sự suy sụp của những tiến bộ tại Miến Điện xảy ra cùng lúc những người ủng hộ sự nghiệp chính trị của Clinton đang tô vẽ nhiệm kỳ của bà tại Bộ Ngoại giao chuẩn bị cho cuộc tranh cử tổng thống có thể có và năm 2016. Tháng Sáu này, bà Clinton sẽ xuất bản một cuốn hồi ký ghi lại những điểm nổi bật của nhiệm kỳ làm Ngoại trưởng. Trong khi đó, một nhóm do David Brock, tay chân của Hillaray, thành lập tên là Correct the Record đã dùng nhân viên nghiên cứu kiểm tra nhiệm kỳ ngoại trưởng của Clinton để chọn ra những thàn công nổi bật.

Sự nghiệp của Hillary cũng đang được tổ chức America Rising, một công ty nghiên cứu của đảng Cộng Hòa do Giám đốc vận động tranh cử của Mitt Romment là Matt Rhoades Tim Miller thành lập, xem xét bằng kính phóng đại. Cơ sở này nghiên cứu để xóa tan bất kỳ những sự thổi phồng hoặc một nửa sự thật về thời kỳ làm Ngoại trưởng mà phe của Hillary có thể tung ra trong hai năm tới. Phe Cộng hòa xem tình trạng bất ổn tại Myanmar như là một phản biện với sự cường điệu xung quanh kỷ lục ngoại giao của bà Clinton.

“Quan hệ của Mỹ với Myanmar trong vài năm qua đã giúp cho sự tiến bộ của Miến Điện hướng tới một xã hội dân chủ, nhưng vẫn còn quá sớm đối với bất kỳ quan chức nào của Mỹ để ghi Myanmar vào sơ yếu lý lịch của họ như một thành công,” Thượng nghị sĩ (đảng Cộng hòa, Oklahoma) James Inhofe nói.

Myanmar đang có tiến bộ trên nhiều mặt, nhưng sự thành công của quá trình chuyển đổi này còn tùy thuộc vào khả năng của chính phủ để đáp ứng được ba thử thách chính: một là kiềm chế một quân đội ham hố và tham nhũng, hai là giải quyết cuộc nội chiến giữa các dân tộc thiểu số dai dẳng cả thập niên, và thứ ba là sửa đổi một hiến pháp còn nhiều thiếu sót và chưa dân chủ. Trong những thách thức đó, đến nay, vấn đề quyền con người đã được chứng minh là trở ngại lớn nhất giới lãnh đạo của Myanmar và đó cũng là một cái gai dai dẳng với phía ngoại giao Mỹ.

Sau chuyến thăm đầu tiên của bà Clinton đến Myanmar vào tháng 12 năm 2011, sự chuyển đổi chính trị tại Myanmar tiến hành nhanh chóng. Trong chuyến viếng thăm đó, Hillary đã hứa sẽ thành lập một chương trình phát triển mới, do Mỹ dẫn đầu, viện trợ y tế hàng chục triệu đô-la, và xem xét việc trao đổi đại sứ. Tháng Ba sau đó (2012), một cuộc bầu cử tương đối tự do đã đưa bà Aung San Suu Kyi vào quốc hội, và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD, đảng của Aung San Suu Kyi), đã giành được 43 ghế trong quốc hội [37/440 ghế ở Hạ Viện và 4/224 ghế ở Viện Dân tộc, House of Nationalities - DCVOnline). Trong tình hình lạc quan đó, Clinton tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ thực hiện các bước mới để thúc đẩy đổi mới ở Myanmar, gồm cả việc mở một chương trình USAID và giảm bớt hạn chế về những hoạt động phi lợi nhuận của Mỹ ở Myanmar.

Vào mùa hè năm 2012, chính quyền Obama đã bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận Myanmar, bãi bổ lệnh cấm đầu tư của và xuất khẩu các dịch vụ tài chính của Mỹ đến Myanmar.

Một người lính Myanmar đi tuần tiễu qua một tòa nhà bị phá hủy ở Sittwe,
thủ phủ của tiểu bang Rakhine, ở miền tây Myanmar,
ngày 14 tháng 6 năm 2012. Nguồn: presstv.ir
Lãnh tụ của Myanmar, Thein Sein, đối lại bằng một loạt thả hàng trăm tù nhân chính trị, để đảng NLD tham gia quốc hội, và chính thức bỏ kiểm duyệt và cơ quan kiểm duyệt báo chí vào năm 2013. Và, trong một trong những cải cách kinh tế lớn nhất nhằm ổn định nền kinh tế và khuyến khích đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Trung ương đã thả nổi tỷ giá hối đoái của Miến Điện lần đầu tiên.

Vào tháng Chín năm 2012, trước một cuộc họp với Thein Sein tại New York, bà Clinton thông báo rằng chính phủ Mỹ sẽ sớm giảm bớt lệnh cấm nhập khẩu từ Miến Điện để “công nhận sự tiếp tục tiến bộ về hướng đổi mới.” Đến nay, hầu hết các biện pháp cấm vận đã được nới lỏng và Hoa Kỳ đã phân bổ hơn 180 triệu đô-la viện trợ đến Myanmar.

Nhưng những thành công đột phá ban đầu đã nhường chỗ cho sự bùng phát của sự bạo động giữa các giáo phái và dân tộc thiểu số gây báo động giới quan sát quốc tế.

Từ lần viếng thăm đầu tiên của bà Clinton, bạo động giữa hai phái Phật giáo và Hồi giáo đã dần leo thang, mà đỉnh cao là một loạt các cuộc tấn công chết người Hồi giáo trên toàn quốc Miến Điện. Hơn 600.000 người đã phải di cư vì những cuộc xung đột dân sự, và gần 1 triệu đang cần viện trợ nhân đạo, theo USAID. Và ở Rakhine, Human Rights Watch đã cáo buộc lực lượng an ninh quốc gia đang thi hành chiến dịch “thanh lọc sắc tộc” chống lại người dân Rohingya.

Những thất bại lên đến đỉnh điểm vào năm 2014, bắt đầu với các báo cáo hồi tháng Giêng rằng một đám cảnh sát và dân làng tại Rakhine đã tàn sát 49 người dân Rohingyas, kể cả trẻ em. Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ điều tra ngay lập tức. Nhưng văn phòng Tổng thống Thein Sein, bất chấp cả hai nhóm nhân quyền và giới chức Mỹ, tiếp tục phủ nhận rằng không có bất kỳ sự kiện như vậy xảy ra ở Rakhine. Tháng sau, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh tình cảnh của người Rohingya trong báo cáo nhân quyền 2013 của Hoa Kỳ, nói rằng có “những báo cáo đáng tin cậy về những vụ giết người ngoài vòng pháp luật, hiếp dâm. bạo lực tình dục, giam giữ tùy tiện và tra tấn” đối với người dân nhóm dân Rohingya. Bản báo cáo cũng lưu ý sự lạm quyền của binh sĩ chính phủ,
“kể cả giết người, đánh đập, tra tấn, cưỡng bức lao động, cưỡng bách di dân, và hãm hiếp các thành viên của các dân tộc trong các tỉnh Shan, Kachin, Mon, Karen.”
Tệ hơn nữa, chính phủ Thein Sein đã tống xuất Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới ra khỏi Rakhine và tuyên bố rằng các tổ chức nhân đạo này đã “thiên vị” người Rohingya, một nhóm người mà nhà nước Myanmar không chính thức công nhận. Phản đối nhưng nhân viên cứu trợ đồng cảm với người Rohingya lên đỉnh cao hôm thứ Năm, khi một đám đông hơn 1.000 Phật tử tấn công vào nhà và văn phòng của nhân viên cứu trợ quốc tế trong tiểu bang Rakhine.

Chắc chắn, những thay đổi tổng thể ở Myanmar trong ba năm qua đã gây được ấn tượng, ngay cả khi những thử thách nghiêm trọng vẫn còn. Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết, “Mọi thứ đã được cải thiện phi thường” và minh chứng rằng Miến Điện đã một hệ thống chính trị sinh động hơn, báo chí tự do hơn, và mối quan hệ giảm dần với Trung Quốc. “Nhưng nó sẽ cần một thời gian,” ông nói thêm. “Chúng ta không thể mong đợi [Myanmar] đạt được mức Jefferson của nền dân chủ qua đêm sau 50 năm bị độc tài cai trị.”

Nhưng nhiều dân biểu Quốc hội Mỹ ngày càng thất vọng với những gì mà họ cho là nỗ lực của chính quyền Obama nhằm kể công tại Myanmar mà không màng giải quyết thực sự những vấn đề nghiêm trọng tại đây.

“Chính quyền đã bị mất tầm nhìn thực tế ở đó vì họ chỉ quan tâm đến những thành công,” Dân biểu Steve Chabot, Chủ tịch Tiểu ban Ngoại giao về châu Á và Thái Bình Dương, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi nghĩ rằng chính quyền đã quá vội vã trao phần thưởng và có các nhượng bộ giao dịch với Miến Điện khi họ chưa đáng được nhận những thứ đó.”

Một điểm kẹt chính là vấn đề hợp tác quân sự giữa hai nước, và lực lượng vũ trang của Myanmar, đã có một lịch sử vi phạm nhân quyền. Trong tháng Hai, sĩ quan của Myanmar tham gia vào một cuộc tập trận quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Thái Lan gọi là “Cobra Gold”, cuộc thao diễn quân sự đa quốc gia hàng năm lớn nhất ở châu Á. Lần đầu tiên, giới chức Myanmar đã được cho phép quan sát cuộc diễn tập, gồm diễn tập các cuộc cùng tấn công đổ bộ với máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và tàu thuyền. Do tình trạng vi phạm nhân quyền ở Miến Điện, cả hai đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong ủy ban cho biết sự tham gia của Miến Điện là không phù hợp.

Mỹ cần phải “giữ áp lực để quân đội Miến Điện đổi mới,” Chabot nói, nếu không, “rất nhiều người dân trong nước sẽ phải trả giá đắt cho việc này.”

Nhưng Bộ Ngoại giao đang thúc đẩy sự liên kết lớn hơn. Đặc biệt, họ muốn mời các quân nhân của quân đội Myanmar theo học theo chương trình Giáo dục Quân sự và Đào tạo Quốc tế (IMET).
Điều đó không hợp với các quan sát viên nhân quyền và một số thành viên Quốc hội đã e rằng quân đội Miến Điện sẽ lợi dụng sự giáo dục đó – và thông điệp mà sự hỗ trợ này của Hoa Kỳ gửi cho chính phủ Myanmar. “Chính phủ hiện nay không muốn dừng lại bất cứ điều gì họ đang làm mặc dù tiến độ ở Miến Điện đã chậm lại,” một phụ tá của dân biểu (DC), hoài nghi về những lợi ích của việc hợp tác quân sự cho biết. Trong những năm 1980, 167 sĩ quan quân đội Miến Điện đã được đào tạo theo chương trình IMET, nhưng việc đó đã không thể làm gì để kiềm chế quân đội.

Những đổi mới dân chủ gần đây đã chứng minh, tương tự, không có hiệu quả trong việc giảm bớt vai trò của quân đội trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Tháng Giêng vừa qua, một nhóm 13 tổ chức quyền của phụ nữ ở Miến Điện phát hành một tài liệu hơn báo cáo hơn 100 trường hợp hiếp dâm gần đây của lực lượng an ninh nhà nước đối với phụ nữ trong những khu vực xung đột - làm nổi bật khả năng bất khả xâm phạm của quân đội trước pháp luật.

“Chủ nghĩa Quân phiệt không thay đổi,” Christina Fink, một chuyên gia về quân sự của Myanmar tại Đại học George Washington nói. Mặc dù bà nhận rằng lực lượng vũ trang của nước này nên được tham gia vào một chừng mực nhất định, Fink cho rằng quân đội, phần nào đó, bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi - có thể vẫn như cũ, có khả năng gây hại cho các đổi mới khác.

David Mathieson, một chuyên viên nghiên cứu của Human Rights Watch trụ sở tại Myanmar, cho rằng hỗ trợ quân sự hơn nữa sẽ chỉ khuyến khích lực lượng vũ trang của Myanmar. “Quân đội Myanmar đã không bị trừng phạt,” ông nói. “Và phương Tây đang ở trong một vị trí mà họ không muốn nói đến nhiều hơn nữa vì họ không muốn gây nguy hại cho các chương trình mà họ đã đầu tư vào.”

Nhưng Bộ Ngoại giao cho rằng lo ngại về viện trợ quân sự là không đúng chỗ. “Chúng ta sẽ không đào tạo bất kỳ tiêu chuẩn hậu cần, và chiến thuật nào như chúng ta đã thực hiện trong quá khứ,” một viên chức cấp cao Bộ Ngoại giao cho biết, và nhấn mạnh rằng bất kỳ đào tạo song phương sẽ tập trung chính vào nhân quyền, giám sát dân sự, dân chủ hóa, và tính chuyên nghiệp.

Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng loại liên kết này là cách duy nhất để đi tới: “Bạn có thể trừng phạt những người này, họ là kẻ xấu, nhưng nếu bạn đợi cho đến khi họ ăn năn và đi đến sông Jordan xám hối, thì điều đó sẽ không xảy ra.”

Người Hồi giáo cầm biểu ngữ cầu cứu với báo chí và UN (17/6/2012). Nguồn: salem-news.com
Sự thoái bộ ở Myanmar có nghĩa thế nào cho Hillary? Chưa ai rõ.

Nếu không kể đến Myanmar thì Hillary chẳng còn gì nhiều để ca ngợi thành tựu của chính sách đối ngoại thời bà là Ngoại trưởng - đánh dấu một sự tương phản hoàn toàn với kế sách ngoại giao đột phá mà John Kerry có thể đạt được về chương trình hạt nhân của Iran cũng như về vũ khí hóa học kho vũ khí của Syria, cũng như sự sẵn sàng của Kerry để đặt cược nhiệm kỳ của ông với nỗ lực mang lại một thỏa ước hòa bình giữa Israel và Palestine. Theo tin hành lang, cuốn hồi ký của Clinton sẽ cố gắng phát huy vai trò lãnh đạo của Hillary trong mùa xuân Ả Rập, kể cả việc lật đổ Muammar Qaddafi của Libya. Nhưng các cuộc nổi dậy đòi dân chủ ở Trung Đông đã bị mất nhiều danh tiếng khi Ai Cập đã trở lại dưới quyền cai trị của giới quân sự, thảm họa đưa Syria vào nội chiến và các cuộc tấn công vào nhân viên ngoại giao Mỹ tại Benghazi, tại Libya sau khia đã lật đổ Qaddafi.

Những người khác cho rằng những thành tựu về mặt đối ngoại không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, vì vậy bất kỳ nguy hại cho khả năng có thể được bầu chọn của Hillary sẽ rất nhỏ. Tommy Vietor, một cựu phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia nói:
Tôi không biết về lâu về dài, tỉ lệ thành công cho nỗ lực này [tại Myanmar] sẽ thành công hay không. Nhưng tôi tin 100 phần trăm chắc chắn rằng không một cử tri nào sẽ quyết định dựa trên chính sách ngoại giao với Miến Điện của bà Clinton. Họ có thể biết Myanmar nằm nơi nào trên thế giới đã là may lắm rồi!”
© 2014 DCVOnline

Nguồn: Hillary’s Burma Problem. Catherine A. Traywick, John Hudson. Foreign Policy. Mar 27, 2014.

No comments: