Saturday, April 5, 2014

Merkel, tấm bản đồ và lời nhắn gởi Trung Quốc?

Rachel Lu - Trà Mi lược dịch

Hôm 28 tháng 3, Angela Merkel, Quốc trưởng Đức đã tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bữa ăn tối và trao đổi quà tặng. Merkel tặng cho họ Tập một bản đồ năm 1735 của Trung Quốc do chuyên gia vẽ bản đồ Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville thực hiện và do một nhà xuất bản Đức in.

Tâm bản đồ cổ của Trung Quốc do d'Anvil thực hiện năm 1776. Nguồn Foreign Policy.

Chuyện bản đồ

Theo thông tin từ một trang web chuyên về bản đồ côt, tấm bản đồ của d'Anville vẽ dựa trên các cuộc khảo sát địa lý do các nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc thực hiện và tiêu biểu cho “kiến thức tổng kết của châu Âu về Trung Quốc trong thế kỷ 18.” Tấm bản đồ cho thấy, theo chú thích tiếng Latin nguyên thủy, cái gọi là “Trung Quốc thích hợp” - đó là trung tâm của Trung Quốc phần lớn là người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ , Mãn Châu hay . Các đảo Đài Loan và Hải Nam và dic nhiên cũng không có các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa - sau này rõ ràng đảo Taiwan và đảo Hải Nam là một phần của Trung Quốc hiện đại, còn Tây Tạng, Tân Cương và Mông Cổ có thuộc TQ hay không là điều có rất nhiều tranh cãi. Các phần đất đó đều vẽ với một đường viền màu khác nhau.

Bản đồ lịch sử là vấn đề rất nhạy cảm ở Trung Quốc.

Tất cả học trò ở TQ đều được dạy rằng Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư đã là những “bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại.”

Tấm bản đồ d'Anville, ít nhất nhìn bằng mắt, đã là một sự phủ nhận câu chuyện “sử” đó. Không có gì ngạc nhiên khi giới thông chính thức của Trung Quốc dường như không đánh giá cao món quà của bà Merkel. Nhân Dân Nhật báo tỉ mỉ đưa tin về cuộc du hành châu Âu của họ Tập, đã lướt qua câu chuyên tấm bản đồ rắc rối của Merkel. Lạ kỳ hơn nữa, khi tin tức về tấm bản đồ về đến Trung Quốc, bằng cách nào đó nó đã đổi khác đi hoàn toàn. Một tấm bản đồ bản đồ đăng trong nhiều bản tin của các phương tiện truyền thông tiếng Trung Quốc về món quà của bà Merkel là một đế quốc Trung Hoa ở đỉnh cao của lãnh thổ, gồm cả Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, và những mảng lớn của Siberia. Tấm bản đồ lớn hơn này là tác phẩm của chuyên gia vẽ bản đồ John Dower người Anh, do Henry Teesdale & Co xuất bản năm1844 ở London, và chắc chắn không phải là món quà của Merkel tặng Tập Cận Bình. Nhưng điểm sai lầm này đã không được báo giới TQ ghi nhận hoặc giải thích.

Cả hai tấm bản của bản đồ (một là quà tặng của Merkel, hai là bản đồ đăng báo ở TQ) đã xuất hiện trên các mạng xã hội Trung Quốc, đưa đến nhiều cách giải thích rất khác nhau. Những người đã thấy bản đồ TQ do d'Anville vẽ dường như bị sốc vì vùng lãnh thổ giới hạn của TQ. Hao Qian, một phóng viên tài chính, nhận xét rằng tấm bản đồ đó là “một món quà khá khó xử.” Nhà văn Xiao Zheng lên án Merkel, cho rằng Quốc trưởng Đức cố ý để “hợp pháp hóa các phong trào độc lập Tây Tạng và Tân Cương.” Kiến trúc sư Liu Kun viết, “Người Đức chắc chắn có lý do thầm kín.” Một người trên mạng Internet hỏi: “Làm thế nào có thể như thế được? Tây Tạng, Tân Cương, vùng Đông Bắc TQ ở đâu? Họ TậpXi đã phản ứng ra sao?”

Tấm ản đồ Dower, mặt khác, dường như hun lại ngọn lửa hoài cổ của thời TQ có vùng lãnh thổ rộng lớn và quyền lực của một đế quốc. Một chuyên gia quảng cáo hoan hỉ, “tổ tiên của chúng tôi thật đúng là ngầu thật.” Một dân cư mạng khác hy vọng Xi sẽ cảm thấy “phấn khích” với tấm bản đồ để “nhận ra sự thật sự trỗi lên lại của Trung Quốc có nghĩa là gì.” Một số nghi ngờ rằng bà Merkel đã cố tính để gửi lời nhắc nhở họ Tập một cách tinh tế rằng Nga đã giúp Mông Cổ tuyên bố độc lập với Trung Quốc vào giữa thế kỷ 20, phần nào cũng giống như những gì Nga đã làm với bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm 2014.

Điều chắc chắn, tấm bản đồ d'Anville không hoàn toàn đi ngược với phiên bản của chính phủ Trung Quốc về lịch sử.

Vào năm 1735, năm khi Hoàng đế Càn Long bắt đầu triều đại sáu mươi năm của ông, sức mạnh quân sự của đế chế nhà Thanh đang lớn mạnh. Càn Long đã dập tắt cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở khu vực phía tây của Tân Cương, đưa các bộ lạc Mông Cổ vào vòng cai trị, và bổ nhiệm cán bộ giám sát công việc ở Tây Tạng và cả việc lựa chọn Đạt Lai Lạt Ma. Nói cách khác, Càn Long đã thiết lập vùng kiểm soát của đế quốc trên những vùng lãnh thổ ở ngoài biên giới, cho phép các chính phủ sau đó - Cộng hòa Trung Quốc, rồi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện tại - tuyên bố chủ quyền. Những bản đồ do các nước phương Tây trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 xuất bản có khác nhau về Tây Tạng và Tân Cương, nhưng tấm bản đồ Dower chắc chắn không phải là bản đồ duy nhất cho thấy Tân Cương và Tây Tạng là một phần của đế quốc Trung Hoa.

Tất cả những sự ồn ào về các tấm bản đồ có thể hơi bị thổi phồng. Một người trên Internet từ chối “diễn giải” tấm bản đồ d’Anville như một thông điệp về Tây Tạng hay Tân Cương. Dù sao đi nữa, “Người ta không thể dùng một bản đồ của Hoa Kỳ hồm 13 thuộc địa làm năm 1776 để cho rằng Texas hay California không phải là lãnh thổ của Hoa Kỳ.”

Bản đồ biển do TQ tự vẽ gây tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Đông Nam Á. Nguồn VOA
Nhưng có một điều chắc chắn, lý luận trên không thể dùng để công nhận môt tấm bản đồ lãnh thổ TQ trong tương lai gồm cả vùng chín gạch trong biển Đông Nam Á vì chính quyền Trung Quốc 200 trước đã tự vẽ ra như thế.

© 2014 DCVOnline

Nguồn: A Merkel, a Map, a Message to China? By Rachel Lu. Froreign Policy. April 1, 2014.

No comments: