Saturday, August 1, 2009

Mẫu mực sáng ngời của Chủ nghĩa Quốc tế Vô sản

Trần Giao Thủy

La Quý Ba (1908 – 1995)

Luo Guibo
La Quý Ba (Luo Guibo) sinh tại Nam Khang (Nankang) tỉnh Giang Tây năm 1908. Theo cách mạng Trung Quốc từ tháng 4, 1926, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 1 năm sau.

Wednesday, July 29, 2009

Đọc “Hồi ký của những người trong cuộc” (Phụ đính)

Trần Giao Thủy

Đến đầu thập niên 1990 giới nghiên cứu phương tây đã có những biên khảo mới dùng tài liệu gốc của Trung Quốc.

Sunday, July 19, 2009

Đọc “Hồi ký của những người trong cuộc” (III)

Trần Giao Thủy


Vi Quốc Thanh
(Tiếp theo phần II)

Quan hệ giữa ĐCVQS và cấp chỉ huy bộ đội Việt Minh

Ngoài những đoạn viết để biểu dương tinh thần “vừa là anh em vừa là đồng chí”, tác giả các bài viết trong tập Hồi Ký còn có những phê bình về bộ đội Việt Minh.

Saturday, July 18, 2009

Đọc “Hồi ký của những người trong cuộc” (II)

Trần Giao Thủy

La Quý Ba
(Tiếp thep phần I)

Sau đây là vài điểm nổi cộm thường được lập lại trong tập 
Hồi ký.

– Quyền lãnh đạo tối cao của Mao Trạch Đông trong cuộc viện trợ Việt Nam chống Pháp (“...trước hoặc sau những vấn đề quan trọng phải thỉnh thị báo cáo Mao Chủ tịch, Trung ương.” – Lưu Thiếu Kỳ dặn dò La Quý Ba.)

Friday, July 17, 2009

Đọc “Hồi ký của những người trong cuộc” (I)

Trần Giao Thủy


Dương Danh Di
Nguồn: hoangsa.org
Bản dịch tập Hồi ký của những người trong cuộc “Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” (Hồi ký) do nhà xuất bản Lịch sử Ðảng Cộng Sản Trung Quốc phát hành năm 2002 tại Bắc Kinh đã lưu hành qua mạng internet từ đầu năm 2009 – 280 trang, khổ A4, dạng PDF. Người dịch là Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy.

Friday, June 19, 2009

Từ “câu kết … chống phá” đến “mưu đồ phản loạn”

Trà Mi


Cuối tuần là thời gian để nghỉ ngơi sau những ngày lao động mệt nhọc. Đây là nếp sinh hoạt bình thường trong đời sống ở các xứ phương Tây. Tại Việt Nam, dù đang trên đà hội nhập với nền văn minh thế giới, đang phát triển kinh tế thị trường (dù vẫn bị Đảng ghép thêm cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa) nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn, Cần Thơ hay Móng Cáy người dân cũng chưa được nhàn hạ, như ở các xã hội tư bản ngay cả trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay.

Wednesday, March 11, 2009

Người Hoa tại Việt Nam và tương quan Hoa–Việt (III)

Trần Giao Thủy

Quan hệ giữa hai đảng Cộng sản Viêt Nam và Trung Hoa đã thay đổi vào cuối năm 1976. Tại Đại hội IV, vào tháng 12, 1976, phe thân Nga đã thắng thế, hoàn toàn áp đảo phe theo Trung Quốc và nhóm “trung lập” trong thành phần Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người Hoa tại Việt Nam và tương quan Hoa–Việt (II)

Trần Giao Thủy

Trong lịch sử cận đại, người Hoa ở Việt Nam, cũng như tại các quốc gia khác trong vùng Đông Nam châu Á, đã phát triển một vài nét đặc thù của cộng đồng này.

Thứ nhất, có khuynh hướng thích làm thương mại và khả năng làm việc cần cù, người Hoa đã tạo được vị trí và ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Đa số người Hoa thường gởi tiền về giúp gia tộc ở lục địa.

Thursday, February 26, 2009

Người Hoa tại Việt Nam và tương quan Hoa‒Việt (I)

Trần Giao Thủy

Người Trung Quốc là giống dân đã có lịch sử di cư lâu đời. Họ di cư đi sinh sống tại nhiều nơi, từ các quốc gia gần Trung Quốc ở vùng Đông Nam châu Á đến các nước Tây Âu, Bắc và Nam Mỹ và châu Phi. Tại Nga cũng có một số không nhỏ người Hoa.