Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác nhận với TIME trong cuộc phỏng vấn mới đây,
“Nhanh chóng đối phó với những ảnh hưởng xấu của thị trường của nền kinh tế toàn cầu là điều tương đối mới với chúng tôi.”
Vài thập niên qua, nhiều phép mầu kinh tế đã hiện ra ở Á châu biến một số quốc gia nghèo chậm tiến thành các nước cạnh tranh trên thương trường thế giới. Nhưng có một chiêu kỳ diệu ít được chú ý đến đó là nền kinh tế vùng này, vào nửa thập niên đầu của thế kỷ 21, phát triển nhanh chóng - dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ - nhưng không đánh thức con dã thú lạm phát có thói quen gầm thét mỗi khi nền kinh tế đang nóng sốt. Từ 2003 đến 2007, nền kinh tế châu Á (trừ Nhật Bản) phát triển với mực trung bình hàng năm là 8,1%, gấp 3 lần nền kinh tế của các quốc gia tiên tiến. Cùng trong giai đoạn này, lạm phát ở Á châu trung bình ở mực 3,5%.
Bẫy cọp. Nguồn: TIME/Illustration by Robert Neubecker |
Nhưng dã thú nay đã trở lại - và Á châu có thể đang đi vào cơn cơn giông kinh tế. Merrill Lynch cho hay vào tháng 5 vừa qua, mức lạm phát trung bình ở vùng châu Á gần đến 7%, vì giá xăng dầu và thực phẩm tăng vọt. Như thế là đã quá cao so với mức lạm phát 2,5% hồi tháng Năm 2007 - đấy cũng mới chỉ là mức trung bình trong vùng. Ở Ấn Độ lạm phát nhẩy vọt lên 11,6% hồi tháng Sáu, theo số liệu của chính phủ, mức cao nhất từ 13 năm nay. Ở Việt Nam, nơi có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, mức lạm phát trong vài tháng qua đã lên đến 27%.
Quan chức phụ trách về chính sách tài chính ở ngân hàng trung ương đang đôn đáo ứng phó bằng cách nâng lãi suất, khép miệng ví cho vay để giữ con lạm phát xuống gần đất. Nhưng những biện pháp này cũng làm mức đầu tư và tiêu thụ (nuôi dưỡng phát triển) giảm hẳn và có khả năng đạp thắng nền kinh tế đã phát triển mạnh không gặp trở ngại ở Á châu. Kinh tế gia đầu ngành vùng Á Châu-Thái Bình Dương của Société Générale ở Hong Kong, Glenn Maguire, đã ước định mức tăng của Tổng sản lượng nội địa vùng Đông Á (không kể Trung Quốc và Nhật Bản) có khả năng tuột từ 6,5% xuống mức 5% trong 2009, đây là mức chậm nhất kể từ 2001. Con lạm phát, Maguire nói, “là mối nguy lớn nhất của độ phát triển Á châu kể từ thời khủng hoảng tài chính” năm 1997.
Sức liên kết của nền kinh tế hãm phanh và nạn lạm phát biến việc làm chính sách kinh tế trở nghề làm xiếc đi dây - với nhiều khả năng đem đến kết quả vô cùng xấu nếu chính phủ mất thăng bằng khi đang ở lơ lửng trên dây giữa trời. Trong 40 năm vừa qua, nạn giá cả thị trường tăng nhanh đã góp phần đánh sập hai chế độ ở Indonesia. Vấn đề lạm phát cũng đã là một nhân tố đưa đến cuộc nổi dậy Thiên An Môn năm 1989. Giá cả ở thị trường tiêu thụ tăng vọt khuấy động lớp trung lưu vì nó có thể trong giây lát xoá sạch vốn liếng dành dụm, tài sản gầy dựng từ nhiều năm làm việc. Hơn nữa con lạm phát còn rất ác độc với người dân nghèo buộc họ phải chi dùng phần lớn của thu nhập vào những thứ cần thiết. UNICEF ước tính có thêm khoảng 1,8 tỉ trẻ em ở Ấn Độ đang có nguy cơ bị ốm đói vì giá thực phẩm lên cao. Ở Phillipines, nông dân không còn đủ tiền mua xăng dầu chạy máy canh tác, đang quay trở lại với con trâu và cái cầy trên ruộng lúa của họ.
Nhưng để tránh bị mất ổn định, những người lãnh đạo không thể nhắm mắt đưa bừa những biện pháp nghiêm ngặt và cứng nhắc để chống lạm phát. Vì làm như thế chính phủ có thể gặp phản ứng ngược từ quần chúng cùng lúc đè ngộp nền kinh tế. Các quốc gia đang phát triển với mức dân số lớn cần phát triển nhanh để tạo công ăn việc làm cho đại đa số quần chúng. Người châu Á từ Ấn Độ đến Nam Triều Tiên đã xem việc phát triểnh nhanh gần như là quyền của trời ban, và với chế độ dân chủ đang tăng trong vùng, dân chúng sẽ không ngần ngại cho quan chức chính phủ về vườn nếu họ không đủ khả năng làm cho dân giàu nước mạnh. Đa số các ngân hàng trung ương vùng châu Á đã bắt đầu nâng cao lãi suất cho vay. Ngân hàng Ấn Độ đã tăng mức lãi suất cơ bản hai lần trong tháng qua lên đến 8,5%, mức cao nhất từ sáu năm qua. Ngân hàng trung ương của Indonesia đã tăng lãi suất 3 tháng liền. Andrew Ferris, chuyên gia chiến lược đầu tư tại Á châu cho BNP (Paribas Private Banking) ở Hong Kong nói, “Chính phủ phải giữ chắc những mong đợi của quần chúng (về việc kiểm soát con lạm phát). Sáu tới chín tháng sắp đến là giai đoạn khó khăn và chặt chẽ lắm.”
Thách đố này khá lớn vì giá cả thị trường hôm nay phần lớn đều bị ảnh hưởng vì giá xăng dầu và thực phẩm toàn cầu tăng nhảy vọt, ngoài tầm kiểm soát của mỗi chính phủ địa phương. Giá một thùng dầu hôm nay gần bằng 5 lần giá năm 2003; giá gạo tăng lên gấp 3 lần chỉ từ tháng Giêng tới tháng Năm thôi. Marut Sengupta, người phụ trách về chính sách của Liên hiệp Công nghệ Ấn Độ cho hay “Hiện nay, lạm phát không có nguồn gốc nội địa và chính phủ cũng không có đủ bùa phép để trị con lạm phát.”
Vấn nạn này đã làm quan chức chính phủ bối rối không biết xoay sở thế nào, đặc biệt là với các quốc gia như Việt Nam, vừa gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới năm ngoái và mở cửa cho thị trường toàn cầu. Việt Nam hiện nay bị nạn lạm phát năng nề nhất ở châu Á; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác nhận với TIME trong cuộc phỏng vấn mới đây, “Nhanh chóng đối phó với những ảnh hưởng xấu của thị trường của nền kinh tế toàn cầu là điều tương đối mới với chúng tôi.”
Hẳn nhiên, lạm phát không riên là vấn đề của châu Á. Chủ tịch Ngân hàn Thế giới, Rober Zoellick mới đây đã cảnh báo rằng thế giới đang đi vào “vùng nguy hiểm”. Zoellick gọi nạn lạm phát và giá cả leo thang là một “tai hoạ nhân tạo” có thể xoá bỏ công trình và tiến bộ chống đói giảm nghèo đạt được từ 7 năm qua. Hiện nay, tuy thế trên thế giới vẫn chỉ có nói nhiều hơn hành động, các chính phủ ở Á châu vẫn phải tự xoay xở tìm đường thoát riêng cho quốc gia mình. Có một số chỉ dấu sớm cho thấy một số chính sách chống tham nhũng có mòi thành công. Sau khi lên đỉnh (lạm phát) cao nhất kể từ 12 năm qua vào tháng Hai, lạm phát ở Trung Quốc sẽ từ từ giảm trong những tháng sắp tới, theo sự dự đoán của một số chuyên gia kinh tế. Để làm nguội bớt cơn sốt kinh tế và ngăn chận giá cả leo thang, quan chức Trung Quốc dùng một số biện pháp mang hơi hướng chính sách thời kinh tế chỉ huy, giới hạn lại số tiền ngân hàng cho vay. Tuy thế, mức phát triỂn kinh tế ở lục địa Trung Quốc vẫn không suy giảm đến mức đáng kể. Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers dự đoán Tổng sản lượng nội địa Trung Quốc sẽ phát triển lên mực 9% năm nay và 8% vào năm 2009.
Thật thế, dù lạm phát khắp vùng (châu Á) sẽ tiếp tục leo thang trong những tháng sắp đến, không ai dự đoán sẽ có cuộc khủng hoảng kinh tế. “Chúng tôi không tin rằng Á châu lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính khác,” chuyên gia kinh tế Park Cyn Young của Ngân hàng Phát triển Á châu nói thế. Các quốc gia ở châu Á có dự trữ tài chính lớn và ngân hàng tương đối tốt, nhờ thế đã chống đỡ được phần nào cú xốc từ ngoài giỏi hơn 10 năm trước trong cuộc khủng hoang kinh tế cũ. “Lần này, với bài học đã học, lãnh đạo châu Á tỉnh táo hơn xưa.”
Nhưng như thế vẫn chưa đủ an tâm đối với những người đã mong đợi nền kinh tế châu Á tiếp tục phát triển như đã trong những năm vừa qua. Amit Kumar, một dân cư 22 tuổi ở New Delhi, đã bắt đầu vào doanh nghiệp buôn bán chất liệu xây dựng hai năm trước khi thủ đô của Ấn Độ đang có đợt sóng xây cất lớn. Nhưng với tiền lãi chồng chất vì món nợ với ngân hàng và khách hàng ngày càng bớt đi, Kumar đã đóng cửa tiệm cách đây 6 tháng để đi lái taxi. “Công việc thực không xứng đáng với địa vị của tôi, nhưng ít nhất tôi còn giữ được mái nhà che thân,” Kumar than phiền như thế. Nếu chính phủ châu Á không chống trả lại lạm phát một cách hữu hiệu hơn, cũng có thể Kumar cần phải có phép mầu mới có thể giữ được mái nhà còn lại đó.
July 16, 2008
© 2008 DCVOnline
Nguồn: Michael Schuman, Tiger trap. TIME in partnership with CNN. Thursday, Jul. 10, 2008. Online: http://ti.me/1Ft59Gb, July 12, 2008
No comments:
Post a Comment