Sunday, September 23, 2007

Việt Nam đổi mới giàu mạnh


Trà Mi


Trước một quốc gia với chế độ chính trị – độc đảng độc tài chuyên chính – như Việt Nam hiện nay, suy nghĩ, cách nhìn và động thái đối với Việt Nam của người trong và ngoài nước (kể cả người ngoại quốc) lại rất không giống nhau. Xin được giới thiệu với bạn đọc một tập hợp nhỏ, không hẳn là tiêu biểu, một số những quan điểm, suy nghĩ, hành động và cách nhìn đó.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hỏi: Những đặc trưng của CNXH nước ta theo Văn kiện ĐH (Đảng CSVN – DCV) X?
Đáp: Mô hình đặc trưng CNXH gồm 8 đặc trưng như sau:

1. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;
2. Do nhân dân làm chủ;
3. Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
4. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
5. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;
6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;
7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

(Trích Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 14/06/2007)

Việt Kiều - Vinh danh Việt Kiều

HÀ NỘI (Theo TTXVN, ThanhNienNews.com) – Ông Thái Thanh Lưu, Việt kiều Pháp, đã tài trợ trang thiết bị y tế (máy chụp cắt lớp bằng tia Gama – Single photon emission computed tomography, SPECT) trị giá trên 12 tỷ đồng (750.000 USD) cho Bệnh viện đa khoa Kiên Giang.

Ông Lưu là kỹ sư y học hạt nhân, đang làm việc cho General Electric tại Pháp. Tuy học tập và làm việc tại Pháp nhưng ông Lưu luôn hướng về cội nguồn và có nhiều đóng góp cho quê hương.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tặng bằng khen cho ông Lưu vì nghĩa cử này.

KIÊN GIANG: (TTXVN) – Ông Hồ Văn Út, Việt kiều tại Mỹ, quê ở huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được Bộ Ngoại giao tặng bằng khen vì có nhiều đóng góp của cải vật chất, công sức xây dựng phát triển quê hương.

Từ năm 2006 đến nay, ông Út đã có công vận động Việt kiều tại Mỹ tài trợ gần 4 tỷ đồng để xây dựng cầu, làm đường giao thông, xây nhà đại đoàn kết cho huyện Hòn Đất, trong đó riêng ông đóng góp gần 3 tỷ đồng.

Sắp tới, ông Hồ Văn Út sẽ tiếp tục vận động tài trợ xây dựng một cây cầu bê tông tại huyện Hòn Đất trị giá khoảng 8 tỷ đồng và 20 căn nhà đại đoàn kết cho huyện Vĩnh Thuận, trị giá 140 triệu đồng.

Vài hình ảnh về hoạt động của Việt kiều thăm quê hương


Mặc váy “cỡi” ngựa: Việt kiều về thăm quê hương đổi mới giàu đẹp (Hồ Suối Vàng, Đà Lạt)
Nguồn: x-cafevn.org/Ảnh: Panda



Góc khuất sau những quán massage Hà thành

(Trích VNExpress.net, Thứ ba, 16/01/2007)


Massage “năm chục”, giá chung của hầu hết các cửa hàng bình dân. 
Nguồn: vnexpress.net/Ảnh: Hoàng Hà

“Làm nghề này mà trông vào tiền ‘vé’ thì chết đói.
Chủ yếu là nhờ vào ‘bo’ của khách” – Lan Anh:
Chuyên gia xoa bóp 21 tuổi đời, 3 năm kinh nghiệm.
Ảnh minh họa (OntheNet).

Tuổi trẻ trong nước Đừng yêu nước

Tristesse (1)
...

Tôi thấy có nhiều người trách người khác tại sao chỉ nói ra cái xấu, cái dở của nước mình. Hẳn nhiên là thứ gì cũng có hai mặt, nước ta trong hơn ba mươi năm qua cũng đạt được một ít thành tựu, nhưng những cái xấu, cái dở thì vẫn còn quá nhiều, sao lại không nói ra? Còn lý do chỉ nói mặt xấu mà không nói mặt tốt thì đơn giản quá, những mặt tốt đã được sáu trăm tờ báo dưới sự kiểm soát của Đảng ta tuyên truyền ra rả suốt ngày suốt tháng rồi, cần gì ai khác phải nói nữa; mà nếu có nói thì chẳng qua cũng là nhai lại mà thôi, chỉ làm sướng cái lỗ tai thích nghe lời khen chứ có ích gì đâu.

Họ lại đưa ra luận điều rằng nhiều nước khác cũng hơn gì ta, tham nhũng, áp bức, độc tài, những vấn đề đó các nước xung quanh ta đều có – và từ đó họ kết luận nếu nước ta cũng có tham nhũng, áp bức, độc tài thì cũng thường thôi, hà tất phải tranh đấu làm chi. Tôi thật chẳng hiểu họ suy nghĩ theo kiểu gì, họ là người Việt hay là người Thái Lan? Tham nhũng, độc tài ở Thái Lan là chuyện của người dân Thái Lan, còn tôi và họ đều là người dân nước Việt, phải quan tâm đến vấn đề tham nhũng, độc tài ở nước Việt, những thứ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bản thân và gia đình chúng ta, trước tiên chứ?

Tệ hơn nữa, họ chụp mũ cho những người vạch ra cái xấu, cái dở, cái kém của đất nước, của dân tộc là không yêu nước, là phản bội tổ quốc! Thật là một thủ đoạn đê hèn mà một số ai đó – cũng không cần phải nêu ra cụ thể làm gì, vì ai cũng biết là ai đấy rồi – vẫn thường sử dụng từ xưa đến nay. Họ không hiểu (hoặc có thể họ ngầm hiểu nhưng không tiện nói ra) rằng chính họ mới không đáng được gọi là người yêu nước, hoặc ít nhất là họ yêu nước không đúng cách. Một con người chân chính phải biết theo đuổi điều tốt, điều đúng, chống lại cái xấu, cái sai, và một người yêu nước là người căm ghét cái xấu ở chính đất nước mình hơn cả: “The true patriot hates injustice in his own land more than anywhere else” (Clarence Darrow)(2). Vậy một người yêu nước phải là người mạnh mẽ vạch trần và lên án những cái xấu, cái dở của đất nước mình trước hết, và chống lại những mặt xấu đó mạnh mẽ hơn hết. Chứ ca ngợi công ơn của Đảng: “sướng vui có Đảng tiền phong, có Đảng ngời ánh thái dương...”(3) thì mới là yêu nước hay sao? Nực cười!


Cái nhìn của người ngoại cuộc (4)
Tái sinh

aldo grande

Ở Việt Nam người ta phục hồi, dùng lại lại tất tần tật, kể cả những bao rác cũ! Đời sống ở đây quả thật cơ cực bần cùng cho con dân. Từ mái nhà ấm cúng hay sở làm, xem những hình ảnh loại này hẳn bạn sẽ nghĩ rằng mình là người may mắn vì tôi không tin có ai trong chúng ta làm việc như thế này cả! Tôi nghiêng mình khâm phục những con người cùng khổ, chỉ có hai bàn tay trắng nhưng thừa can đảm... Họ đã cho chúng ta một bài học về đời sống.



“Bức ảnh này tôi chụp từ trên một con thuyền nhỏ ở nơi không 
có một bóng hình du khách” – Aldo Grande. 
Nguồn: Trek Earth/Ảnh: © aldo grande

Bức ảnh này tôi chụp từ trên một con thuyền nhỏ ở nơi không có một bóng hình du khách.

18/09/2007

Cái gì thế này?

Dan Leung

Tôi thành thật thú nhận không biết cái chòi bên cạnh cầu dùng để làm gì. Đây là bức ảnh trên sông Sài Gòn và vì thấy là một cảnh ngứa mắt nên tôi đã thu vào ống kính cùng với ánh phản chiếu từ mặt nước sông.

Không dám chắc đây là một cái cầu tiêu tuy đã thấy mẫu tương tự thế này trong vài phim ảnh Trung Quốc.

Điều chắc chắn là tôi sẽ không dùng cầu tiêu này và trông nó cũng không chắc chắn lắm.

Mong sẽ có người có câu trả lời cho thắc mắc của tôi. Vẫn chưa biết nó là cái gì từ khi tôi chụp hình hồi tháng Sáu (2004).


“Đây là một cái cầu tiêu chăng?” – Dan Leung
Nguồn: Trek Earth/Ảnh: © Dan Leung
Oh, vâng cái thuyền trên góc trái có hai con mắt như những tàu bè khác trên sông Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long. Dân chèo cho biết thuyền có mắt như thế để đuổi thuỷ quái đi xa khỏi mạn thuyền.

30/11/2004

© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 23/09/2007)




Ghi chú:
(1) Trích Đừng yêu nước, Tristesse, Monday July 16, 2007
(2) Nguyên văn của Clarence Darrow: “True patriotism hates injustice in its own land more than anywhere else. (Lòng yêu nước chân chính căm ghét sự bất công ngay trên quê hương hơn bất cư nơi nào).
(3) Em là mầm non của Đảng
Em là búp măng non,
em lớn lên trong mùa cách mạng
Sướng vui có Đảng tiền phong,
Có Đảng như ánh thái dương,
Sống yên vui giữa tình yêu thương
Cuộc đời ngàn năm bừng sáng
Khăn quàng thắm vai em
Ghi bao chiến công anh hùng cách mạng
Chiến công muôn đời còn vang
Sáng ngời ý chí đấu tranh
Tiến lên theo lý tưởng quang vinh
Của Đảng tiền phong dẫn đường
Tiếng hát của chúng em bay qua muôn trùng sông núi
Ghi công ơn của Đảng tiền phong em sướng vui
Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta
Vui tung tăng reo ca
Có Đảng cuộc đời nở hoa

(4) Nguồn: Trek Earth

No comments: