Hôm nay Tòa án Đặc biệt về Sierra Leone tại Hague tuyên án 50 năm tù cho cựu Tổng thống Liberia về tội xúi giục và tiếp tay với loạn quân ở Sierra Leone trong những vụ thảm sát – làm thiệt mạng hơn 50.000 người – suốt 11 năm nội chiến (1991–2002) tại quốc gia Tây Phi.
Thursday, May 31, 2012
Friday, May 25, 2012
Em không phải là hạng gái nhơ nhớp thấp hèn (Kết)
Trần Giao Thủy
Một đáp án giải quyết tận cùng và toàn mỹ vấn đề mại dâm toàn cầu, có lẽ, sẽ mãi mãi là điều không thể có được vì tính đa nguyên của vấn đề và sự khác biệt về nhiều mặt, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, của mỗi quốc gia.
Thursday, May 24, 2012
Em không phải là hạng gái nhơ nhớp thấp hèn (IV)
Trần Giao Thủy
Khách mua dâm ở khu cao cấp được chi trả cho những mối quan hệ mô tả rõ rệt bằng một tập hợp kín của lao động mật thiết tròng chéo với một thỏa ước kinh tế. Phụ nữ mại dâm bậc thấp phục vụ tình dục cho khách là chính, trong khi gái đi khách cao cấp cung cấp cho khách hàng những cuộc hẹn hò ngắn hạn ở mặt thể chất, tình dục, và tình cảm riêng tư.
Wednesday, May 23, 2012
Em không phải là hạng gái nhơ nhớp thấp hèn (III)
Trần Giao Thủy
Khu “Tây ba lô” ở Tp HCM nổi tiếng trong giới du lịch tiết kiệm. Dọc đường phố trong khu này là các tiệm bán đồ kỷ niệm, khác sạn mini, văn phòng du lịch, nhà hàng, quán cà phê và bar dành cho người nước ngoài. Đa số các chủ tiệm ở khu này đều biết nói chút tiếng Anh.
Khu “Tây ba lô” ở Tp HCM nổi tiếng trong giới du lịch tiết kiệm. Dọc đường phố trong khu này là các tiệm bán đồ kỷ niệm, khác sạn mini, văn phòng du lịch, nhà hàng, quán cà phê và bar dành cho người nước ngoài. Đa số các chủ tiệm ở khu này đều biết nói chút tiếng Anh.
Monday, May 21, 2012
Em không phải là hạng gái nhơ nhớp thấp hèn (II)
Trần Giao Thủy
Phụ nữ mại dâm phục vụ khách hàng đàn ông Việt
Nam trong nước thường hành nghề đúng công thức “bán
dâm lấy tiền”. Những phụ nữ này hoạt động tại
những nhà chứa trá hình là những tiệm hớt tóc tại Tp
HCM ở Quận Tư, Quận Mười, Quận Bình Thạnh và khu vực
quanh phi trường Tân Sơn Nhứt. Những quận hạt này cách
Quận Nhất - trung tâm thương mại và là nơi có nhiều du
khách - khoảng 45 phút.
Saturday, May 19, 2012
Sunday, May 6, 2012
Bỏ rơi Việt Nam
Mark Moyar - Điểm sách (Trà Mi lược dịch)
Từ lúc chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời toà Đại sứ ở Sài Gòn vào tháng Tư năm 1975, sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đề tài chính trong các cuộc tranh luận của Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Phe bồ câu cho rằng thất bại của miền Nam Việt Nam vì chính phủ miền Nam suy yếu và không có chính nghĩa, củng cố lập luận đồng minh của Mỹ đã không xứng đáng được viện trợ. Nhóm diều hâu đổ lỗi cho việc mất miền Nam Việt Nam vì viện trợ Hoa Kỳ bị cắt đứt - phù hợp với niềm tin của nhóm diều hâu rằng các chính khách Mỹ đã điên rồ bỏ rơi phần đất mà gần 60.000 binh sĩ Mỹ đã chết để bảo vệ.
Việt Nam, tháng 4, 1975 Nguồn ảnh: Getty Images |
Tuy nhiên, không giống như các trang lịch sử trước đó của cuộc chiến, giờ phút cuối cùng của VNCH chỉ được các nhà sử học xem xét lướt qua. Tác giả viết lịch sử, được cho là toàn diện, của cuộc chiến có xu hướng lướt nhanh qua giai đoạn 1973-1975. Trong thời gian đó, không có lực lượng chiến đấu của Mỹ tại Việt Nam và báo giới cùng các quan chức dân sự Mỹ cũng quan tâm rất ít đến Việt Nam; học giả, vì thế, có ít nguồn tài liệu bằng tiếng Anh để tham khảo.
Mặc dù các nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam đã làm một số lỗi nghiêm trọng trong cuộc tấn công năm 1975 của Bắc Việt, ông Veith nói, không thể đổ thất bại vì chính phủ vớ vẩn được và chắc chắn không phải vì khả năng chiến đấu kém cỏi của quân đội VNCH.
Ở vào lúc đó lãnh đạo quân đội miền Nam Việt Nam, gồm nhiều sĩ quan đã chiến đấu giỏi, đẩy lui cuộc tấn công mùa Hè đỏ lửa năm 1972 và các cuộc đụng độ lớn nhưng ít được biết đến trong những năm 1973 và 1974. Trong cuộc tấn công cuối cùng của Bắc Việt, cấp chỉ huy và các đơn vị của miền Nam Việt Nam đã chiến đấu giỏi hơn nhiều người đã tưởng.
Nếu người Mỹ còn nhớ, một chiến thắng của miền Nam Việt Nam vào năm 1975, đó là trận chiến Xuân Lộc, ở đó một sư đoàn của quân đội miền Nam Việt Nam đã đập tan 3 sư đoàn Bắc Việt. Tuy nhiên, ông Veith cũng ghi lại một số các cuộc đụng độ khác, trong tháng Ba và tháng Tư năm 1975, chứng tỏ sức đề kháng mãnh liệt của quân đội VNCH - từ Mỏ Tàu và Núi Bông ở địa đầu giới tuyến, đến Bến Cầu và Chơn Thành ở vùng biên giới, rồi Cần Thơ và Long An ở phía nam.
Chiến thắng An Lộc (1972) Nguồn ảnh: vnafmann.com |
Ông Veith chứng minh một cách thuyết phục rằng nguyên nhân gốc rễ đưa đến thất bại của miền Nam Việt Nam chính vì Quốc hội Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ năm 1974, khi đó viện trợ quân sự đã giảm gần một nửa. Khi Bắc Việt bắt đầu tấn công dữ dội từ tháng 3 năm 1975, miền Nam Việt Nam đã rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu máy bay và phụ tùng thay thế, không cho phép quân đội chuyển quân đến để củng cố mạn sườn, dễ bị tấn công dài 900 dặm, về phía tây. Bắc Việt do đó được tự do tập trung các cuộc tấn công,với số lượng áp đảo, vào các thị xã, thành phố chính yếu.
Do sự khan hiếm lực lượng không vận, đe dọa quân đội Nam Việt Nam, trong tình trạng hiểm nghèo, thường xuyên phải rút lui bằng xe tải hoặc đi bộ. Thường dân chạy phía sau các binh sĩ, sợ bị các lực lượng cộng sản tàn sát, những người đã thảm sát dân Huế năm 1968 và thường dân dọc theo Quốc Lộ 1 vào mùa Hè đỏ lửa năm 1972. Phụ nữ và trẻ em và các loại xe dân sự làm tắc nghẽn cầu, đường, làm cuộc di tản chậm lại. Do đó, một số đơn vị chiến đấu bị quân Bắc Việt chận đường và tiêu diệt.
Khi cuộc di tản chiến thuật, khi lực lượng Nam Việt Nam cố gắng để tạo thành một vành đai phòng thủ tại thành phố Đà Nẵng, thì hơn một triệu thường dân đã đổ tràn vào thành phố của 500.000 người đang trong trạng thái hoảng loạn. Đường phố đã kẹt cứng vì giao thông dân sự, ông Veith giải thích, do đó sự vận chuyển của xe quân sự và hình thành đội quân lớn đã không thể phối hợp được. Một số binh sĩ bỏ đơn vị mình để bảo vệ thân nhân hoặc giúp họ chạy trốn. Tướng Ngô Quang Trưởng, một tướng lãnh tài ba và lôi cuốn của VNCH, đã quyết định tổ chức quốc phòng là điều không thể thực hiện được, ông đã ra lệnh sơ tán của quân đội chiến đấu bằng đường biển. Một số binh lính miền Nam Việt Nam đã thoát khỏi bằng tàu thuỷ, nhưng hàng ngàn người khác đã bị đơn vị quân đội Bắc Việt đang ồ ạt truy đuổi và bắt sống trên bãi biển.
“Tháng Tư Đen” cho thấy rằng việc cắt giảm viện trợ của Mỹ quá nhanh khiến niền Nam Việt Nam đã không thể đánh bom các lực lượng của đối phương ngay cả khi họ đang tụ tập đông đảo và là mục tiêu mời gọi. Lực lượng không quân Nam Việt Nam không thể bay đủ phi vụ, và khả năng của không quân tiếp tục bị xói mòn khi các sân bay bị quân Bắc Việt tràn ngập. Trong tháng Giêng năm 1973, Tổng thống Nixon đã hứa với Việt Nam là không lực Mỹ sẽ đánh tan quân Bắc Việt nếu họ đã vi phạm hiệp định ngưng bắn sắp được ký kết tại Paris. Nhưng sau đó vụ Watergate bùng nổ, và Quốc hội, dùng Nghị quyết Quyền lực Chiến tranh 1973, để ngăn cản người kế nhiệm TT Nixon, là TT Gerald Ford, thực hiện các cam kết với VNCH.
Mặc dù miền Nam Việt Nam có 763.000 người vào năm 1975, sự hạn chế di động chiến lược chỉ cho phép quân đội VNCH tập trung 110.000 binh sĩ làm phòng tuyến sau cùng ở Sài Gòn. Quân Bắc Việt, có 350.000 quân được cung cấp đa dạng nhờ sự thay đổi biến đường mòn Hồ Chí Minh thành một đường trải nhựa và có cả đường ống dẫn dầu bên cạnh. Mặc dù trước tình hình tuyệt vọng, ông Veith lưu ý, nhiều đơn vị miền Nam Việt Nam đã chiến đấu đẩy lui nhiều cuộc tấn công lớn của quân Bắc Việt Nam tại Sài Gòn và phản công có hiệu quả. Theo ước tính của riêng Hà Nội, lực lượng Bắc Việt Nam có 6.000 binh sĩ tử thương trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Người lính miền Nam Việt Nam đã chiến đấu cho đến khi chính phủ (Dương Văn Minh) mới được dựng lên ra lệnh đầu hàng với ảo vọng được phe thắng trận nhượng bộ.
Black April của George Veith. NXB Encounter Books, 587 trang, 29.95 USD |
Hơn 100.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà tử thương trong các trận chiến cuối cùng, hay đã bị xử tử ngay sau đó hoặc đã chết dần mòn vì bị ngược đãi trongcác trại “cải tạo” khổng lồ. Nửa triệu người miền Nam Việt Nam đã chết trên đường chạy trốn sự đàn áp cộng sản. Trong lúc đang toan tính viện trợ cho Afghanistan trong tương lai, “Tháng Tư Đen” là một lời nhắc nhở đúng mức với chính phủ Mỹ về thiệt hại nhân mạng khi bỏ rơi đồng minh đang bị bao vây.
© DCVOnline 2012-2017
Nguồn: Abandoning Vietnam. Mark Moyar. WSJ Bookshelf - May 4, 2012. Tác giả là một chuyên viên tư vấn quốc phòng và là tác giả cuốn “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954-1965.”
Cuốn “Tháng Tư Đen” của George J. Veith đã lấp đầy khoảng trống lịch sử đó một cách khác thường. Tác giả George Veith đã đào sâu vào những nguồn tài liệu Việt Nam bị bỏ quên trước đó, gồm cả lịch sử của Bắc Việt, và ông đã phỏng vấn nhiều vị chỉ huy đơn vị chiến đấu miền Nam Việt Nam. Trong cách kể tỉ mỉ, Veith trình bày cả núi chi tiết mới đã cho phép ông trả lời các câu hỏi chính của lịch sử.
Subscribe to:
Posts (Atom)