Sunday, July 15, 2007

Xử tử hình quan chức hối lộ



Nelson D. SchwartzTrà Mi lược dịch

Trung Quốc không độc quyền xử tử hình cán bộ tham nhũng
Với quần chúng phương Tây, việc xử tử hình một viên chức cao cấp thuộc ngành Thực và Dược phẩm đã thú nhận đã ăn hối lộ là phản ứng quá khích của chính quyền Beijing với phẩm chất và mức an toàn của hàng Trung Quốc xuất cảng.


Zheng Xiaoyu, cựu lãnh đạo Cơ quan An toàn Thực và Dược phẩm TQ 
bị xử tử hình vì tham nhũng hơn 850.000 đô la. Nguồn: english.aljazeera.net

Sau những than phiền và hàng hoá bị trả lại – từ kem đánh răng, vỏ xe, thức ăn chó mèo, đến đồ chơi trẻ em – lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định đem xử tử Zheng Xiaoyu, 62 tuổi, làm gương.
Thượng nghị sĩ Charles Schumer (D-NY), một trong nhừng người chỉ trích Tung Quốc hàng đầu cho rằng đây là “phản ứng quái đản.”

Nhưng vài người đã thiệt mạng vì hàng nhiễm độc. Và Trung Quốc không phải là nước duy nhất xem tham nhũng là tội đáng tử hình.

Thí dụ, thỉnh thoảng Việt Nam cũng có án tử hình (cho viên chức tham nhũng – DCV). Trong năm 2006, nhà ước Việt nam đã xử tử Phùng Long That, cựu thanh tra chống hàng lậu ở Tp Hồ Chí Minh, vì đã nhận hối lộ giúp chui hàng trị giá 70 triệu đô la.

Thực ra, suốt lịch sử, hối lộ thường được xem là tội ác làm nguy hại đến đất nước – vì thế xứng đáng với hình phạt nghiêm trọng.

Một vài hình phạt đẫm máu cho tội tham nhũng và hối lộ trong lịch sử có thể nêu ra sau đây.

Plato nói nhận hối lộ là điều “ô nhục” trong “Luật Plato” và tại thành Nhã Điển (Athens) ngày xưa, quan chức hối lộ bị mất quyền công dân và không được phép tham gia chính trị tại các cơ chế của Athens.

Demosthenes, nhà hùng biện và lãnh đạo nổi danh ở Athens, bị phạt tương đương 20 triệu đô la vì nhận hối lộ năm 324 trước công nguyên, Michael Gagarin dạy văn học cổ điển ở đại học Texas tại Austin cho biết.

Sau đó Demosthenes phải lưuu vong và được sem là may mắn so với nhiều quan chứa Athens khác đã bị tử hình vì hối lộ.

Trong thời Đế quốc Byzantine ở thế kỷ thứ 11, quan chức tham nhũng bị bịt mắt và thiến, giáo sư sử Walter Kaegi tại đại học Chicago cho biết như thế. Quan chức hối lộ thường bị trục xuất và tịch thu tài sản, còn chuyện bị thiến thường do “phản ứng của quần chúng” chứ không phải là hình phạt bắt buộc.

Ở Constantinople dưới thời Justinian vào thế kỷ thứ 6, Kaegi nói tiếp, John, một Cappadocian, cung cấp thực phẩm nhiễm độc cho quân đội của đại đế đã bị nọc ra đánh phạt và buộc trở thành một nhà tu Orthodox.

Giáo sư Kaegi nói thêm “đó là những hình phạt khoan dung.”

Kẻ tham nhũng hối lộ ở châu Mỹ thời cổ không phải lo bị đeo gông cùm hay trói vào cọc đánh như người vùng New England. Hối lộ ngày đó thường bị tù hay đóng phạt vạ. Đa số chọn đóng phạt, David Konig, giáo sư sử và luật tại đại học Washington ởi St-Louis nói, “Đi tù hồi đó cũng không vui vẻ gì. Và tù nhân còn phải trả tiền ăn hàng ngày nữa.”

Dù “Twelve Tables”, bộ luật cổ của Cộng hoà La Mã, có án xử tử hình những quan toà nhận hối lộ, nhưng sự áp dụng hình phạt này ngày càng dẽ dãi, lỏng lẻo khi Đế quốc La Mã bành trướng. Richard Saller, giáo sư sử tại Stanford, cho biết “La Mã cũng đã có vấn đề định nghĩa thế nào là hối lộ và thế nào là quà tặng. Và những trao đổi công bằng thì có nhiều lắm.”

Đại đế Tiberius cố gắng ngăn chận quan chức cao cấp cướp của dân bằng sưu cao thuế nặng nhưng vẫn để quan chức địa phương thư thả nhận quà cáp đãi đằng.

Tiberius nói ông chỉ muốn “tỉa, cắt ngắn lông chứ không muốn lột da cừu” có nghĩa dân chúng có thể vẫn phải đút lót, nhưng quan chức địa phương cũng đừng dại dột quá tham lam mà thiệt vào thân.

Các ông giáo dậy sử đang bàn chuyện ngày xửa ngày xưa. Bây giờ ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tham những hối mại quyền thế vẫn là chuyện hàng ngày ở huyện. Khi nào thì dân ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội và 194 Hoàng Văn Thụ Sài Gòn sẽ bịt mắt và thiến quách các viên chức tham nhũng quan liêu đây? (TM).


© 2007 DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 18/07/2007)


Nguồn: China's not alone in its execution of an official for bribery, Nelson D. Schwartz, International Heral Tribune, July 15, 2007

No comments: