Seth Mydans – Trà Mi lược dịch
HÀ NỘI (International Herald Tribune, 13 tháng 6, 2007) – Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, đang gồng mình trước những phê phán về hồ sơ nhân quyền của CSVN, hôm thứ Tư tuyên bố ông ta sẽ dán chặt mắt vào thương mại và đầu tư trong chuyến công du Hoa Kỳ vào tuần tới.
Là quốc trưởng Việt Nam đầu tiên thăm viếng Hoa Kỳ 32 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, Triết cũng là người từ lâu cổ xuý việc mở rộng kinh tế và liên kết chặt chẽ với nền kinh tế toàn cầu.
Trong cuộc phỏng vấn tại phủ Chủ tịch, Triết cho hay sẽ vận động để thắt chặt quan hệ kinh tế với Mỹ trong các cuộc gặp gỡ với Tổng thống George W. Bush, dân biểu quốc hội và tập đoàn lãnh đạo kinh doanh.
“Chúng tôi muốn Hoa Kỳ tăng đầu tư về mặt công nghệ cao Việt Nam, và chúng tôi muốn Mỹ tạo môi trường thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ,” Nguyễn Minh Triết nói như thế.
Tuy thế, Triết đã giẫy nẩy lên vì những phê phán gần đây về các vụ bắt bớ, lên án tống giam những người không cùng chính kiến đã làm lu mờ mặt tích cực của quan hệ Việt-Mỹ và làm chuyến đi Mỹ này ngày càng kém phần đặc biệt.
Triết nói, “Việt Nam đã trải nghiệm chiến tranh và hiểu rõ việc mất nhân quyền và không có tự do. Vì thế chúng tôi cực kỳ yêu chuộng những quyền căn bản của con người Nhưng nếu ai vi phạm luật pháp, chúng tôi phải thẳng tay trừng trị”.
HÀ NỘI (International Herald Tribune, 13 tháng 6, 2007) – Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, đang gồng mình trước những phê phán về hồ sơ nhân quyền của CSVN, hôm thứ Tư tuyên bố ông ta sẽ dán chặt mắt vào thương mại và đầu tư trong chuyến công du Hoa Kỳ vào tuần tới.
Là quốc trưởng Việt Nam đầu tiên thăm viếng Hoa Kỳ 32 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, Triết cũng là người từ lâu cổ xuý việc mở rộng kinh tế và liên kết chặt chẽ với nền kinh tế toàn cầu.
Trong cuộc phỏng vấn tại phủ Chủ tịch, Triết cho hay sẽ vận động để thắt chặt quan hệ kinh tế với Mỹ trong các cuộc gặp gỡ với Tổng thống George W. Bush, dân biểu quốc hội và tập đoàn lãnh đạo kinh doanh.
“Chúng tôi muốn Hoa Kỳ tăng đầu tư về mặt công nghệ cao Việt Nam, và chúng tôi muốn Mỹ tạo môi trường thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ,” Nguyễn Minh Triết nói như thế.
Tuy thế, Triết đã giẫy nẩy lên vì những phê phán gần đây về các vụ bắt bớ, lên án tống giam những người không cùng chính kiến đã làm lu mờ mặt tích cực của quan hệ Việt-Mỹ và làm chuyến đi Mỹ này ngày càng kém phần đặc biệt.
Triết nói, “Việt Nam đã trải nghiệm chiến tranh và hiểu rõ việc mất nhân quyền và không có tự do. Vì thế chúng tôi cực kỳ yêu chuộng những quyền căn bản của con người Nhưng nếu ai vi phạm luật pháp, chúng tôi phải thẳng tay trừng trị”.
“Cực kỳ yêu chuộng những quyền căn bản của con người,
nhưng nếu ai vi phạm luật pháp, chúng tôi phải thẳng tay trừng trị.” – Nguyễn Minh Triết
Từ khi Việt Nam, với dân số 84 triệu người hội nhập vào vũ đài thế giới khi Hà Nội tổ chức diễn đàn APEC vào mùa thu năm ngoái, mới tháng rồi Hà Nội đã thẳng tay đàn áp bắt bớ, kết án tù lâu năm hàng loạt những người không cùng chính kiến.
Nhà Trắng cho hay Bush sẽ “bày tỏ quan tâm sâu sắc” về vấn đề này và một số người chỉ trích Việt Nam đã vận động Mỹ huỷ bỏ chuyến viếng thăm của Triết.
Theo một số người phân tích Việt Nam và nước ngoài, chuyến đi Mỹ của Nguyễn Minh Triết lại càng đáng chú ý hơn nữa vì có những chống đối này.
Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế thâm niên của văn phòng UNDP tại Việt Nam nói, “Điều này lại làm thành phần đổi mới trong chính quyền mạnh hơn và chứng tỏ với Việt Nam rằng Mỹ là đối tác trưởng thành và khả tín. Đây là vấn đề tối quan trọng cho Việt Nam.”
Một động cơ thúc đẩy đôi bên (Việt-Mỹ) gắn bó quan hệ kinh tế hơn nữa vì sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế của Trung Quốc.
Lê Đăng Doanh nói, “Chuyến đi Mỹ này rất quan trọng, phải xảy ra nếu không, anh hàng xóm khổng lồ phương Bắc sẽ lại chèn ép Việt Nam mạnh hơn nữa. Và điều này không tốt cho sự ổn định trong vùng và thật là không tốt chút nào cho Việt Nam.”
Việt Nam luôn cẩn thận cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc; Trước khi sang Washington, D.C., Triết đã sang thăm Beijing vào tháng trước.
Tại Bắc Kinh, Triết nói, “Cả hai nước đều có mục đích chung là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì thế chúng tôi muốn nâng cao hợp tác trong nhiều lãnh vực với Trung Quốc. Như quý vị biết, Trung Quốc là nước đã tiến xa trước Việt Nam, vì thế chúng tôi muốn học tập bài học phát triển của Trung Quốc”.
Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với số mua bán hai chiều tăng lên từ 1,5 tỉ USD năm 2001 đến 7,8 tỉ USD năm 2005, theo thống kê của nhà nước Việt Nam.
Nhưng Triết nói sẽ vận động để Mỹ tăng đầu tư, vẫn còn yếu kém, nhiều hơn nữa vào khu công nghệ cao từ khi quan hệ song phương phát triển.
“Hiện nay, quan hệ thương mại và đầu tư không cân xứng với quan hệ chính trị giữa hai nước,” Triết nói.
Mỹ chấm dứt cấm vận Việt Nam từ 1994 và thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995. Đến 2001, hai nước ký kiệp định thương mại song phương (BTA) xem là bước sau cùng bình thường hoá quan hệ sau chiến tranh.
Mùa thu 2006, với hậu thuẫn lớn của Mỹ, Việt nam đã gia nhập WTO.
Quan hệ song phương Việt-Mỹ đã nở rộ ở các khu vực thương mại, kinh doanh, liên lạc quân sự, giáo dục và y tế (cúm gia cầm và AIDS).
Nhưng năm ngoái, Việt Nam xếp Mỹ vào hàng thứ 11 trong danh sách nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, qua tất cả những dự án được phép có tổng trị giá vốn là 1,7 tỉ USD.
Khi quan hệ đã phát triển, những trao đổi cấp cao ngày càng nhiều, kể từ chuyến viếng thăm của Tổng thống Bill Clinton năm 2000 đến hàng loạt các cuộc thăm viếng hồi năm ngoái của Tổng thống Bush, Ngoại trưởng Rice, và Bộ trưởng Quốc Phòng hồi đó là Donald Rumsfeld.
Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng đã viếng thăm Hoa Kỳ.
Triết được xem như một nhân tố cởi mở, chuộng đổi mới trong hàng lãnh đạo của Việt Nam. Là một người miền Nam, cựu Bí thư thành bộ Tp Hồ Chí Minh, Sài Gòn cũ, Triết được biết đến vì những đổi mới và ủng hộ xí nghiệp tư doanh và đầu tư nước ngoài.
Triết mở đầu sự nghiệp chính trị khi là Bí thư tỉnh uỷ Bình Dương, tỉnh phía bắc Sài Gòn và không có nhiều điều kiện phát triển tốt. Bằng cách nới lỏng điều kiện để doanh nghiệp tư nhân và đầu tư ngoại quốc hoạt động; Nhờ những chính sách mới – đã gây nhiều tranh cãi của Triết lúc ấy – Bình Dương bây giờ là một trong những tỉnh thành giàu có và phát triển nhất trong vùng, thu hút cả doanh nghiệp và người lao động.
Pincus nói “Triết đập vỡ khuôn mẫu, và ông ta có đủ khả năng thay đổi cách quản trị. Như thế Triết là người thực sự có kinh nghiệm thực tế trong nhóm đổi mới”.
Những sọ người không thể than phiền, những nạn nhân của đấu tố,
cải cách ruộng đất, ám sát, thủ tiêu... đã chết.
Đến khi nào ông Triết và Đảng Cộng sản Việt Nam mới xin lỗi?
Triết đã cẩn thận giữ mình trong suốt cuộc phỏng vấn ở một phòng không trang trí, chỉ cho thấy một góc nhỏ đời sống gia đình khi mô tả về quan hệ Việt-Trung.
“Ngay trong gia đình vợ chồng cũng khác nhau. Thí dụ, bà nhà tôi thích nấu ăn và âm nhạc, còn tôi lại tích đá banh. Và vì thế bà ấy than phiền khi tôi thức tới 1, 2 giờ sáng coi bóng đá. Trong trường hợp đó, tôi phải xin lỗi bả và vặn nhỏ âm thanh xuống.”
Vì múi giờ khác nhau, rất nhiều người Việt phải thức khuya xem các trận đá banh ở châu Âu.
Triết nói thực ra không phải âm thanh của máy truyền hình làm phiền vợ ông ấy, “Ông biết đấy khi xem đá banh, tui khoái bóng đá, và vì thế tui la lên khi cổ võ”.
© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 14/06/2007)
Nguồn: Hanoi leader braces for U.S. critics, Seth Mydans, International Herald Tribune, June 13, 2007
No comments:
Post a Comment