Em về thưa với mẹ cha
Có cho em lấy chồng xa quê người
Em về hỏi mẹ thầy rồi
Chồng xa cũng lấy, quê người cũng đi
(Ca dao)
Tại sao phụ nữ Việt Nam lấy nông dân Hàn quốc làm chồng?
Tác giả nhấn mạnh, đa số phụ nữ Việt lấy chồng Hàn Quốc là dân quê ở miền nam đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2005, Đại sứ quán Hàn Quốc ở Hà Nội cho 720 visa lấy vợ. Số visa do Lãnh sự quán Đại Hàn tại Tp. HCM cấp phát nhiều gấp 5 lần, 3.853 chiếu khán.
Chính sách Đổi Mới đã cải thiện nền kinh tế Việt Nam rất nhiều, nhưng hố chia cách giàu nghèo giữa các vùng đô thị và thôn quê ngày càng lớn – 10% người thuộc lớp giàu nhất thu nhập nhiều gấp 13,5 lần những người ở 10% ở bậc nghèo nhất trong xã hội trong năm 2005. Vùng đồng bằng sông Cửu Long lại bị nạn bất quân bình nam nữ vì đàn ông đã rời bỏ thôn quê về đô thị tìm kế sinh nhai. Trong năm 2004, có 365.300 đàn bà nhiều hơn đàn ông ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Gái thừa, trai thiếu. Giáo sư Kim kết luận chính vấn nạn xã hội và kinh tế buộc đàn bà Việt Nam phải lấy chồng xa xứ.
Sát nhập vào Việt Nam vào cuối thể kỷ 17, vùng đồng bằng sông Cửu Long có nếp văn hoá và truyền thống khác với miền bắc. Văn hoá ở đây chịu ảnh hưởng các nền văn hoá Ấn Độ, Hồi giáo, Pháp, và Mỹ suốt chuỗi dài lịch sử – không bị ảnh hưởng Khổng giáo như xã hội miền bắc, cởi mở hơn về vấn đề hôn nhân ngoại chủng. Hôn nhân ép gả hay được xếp đặt trước ở vùng này thông thường như tiền tiêu vặt.
Lý do thứ ba là thay đổi xã hội ở các quốc gia lân bang. Cho đến năm 2000, đa số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan – khoảng 13.863 vụ chỉ riêng năm 2000. Đàn ông Đài Loan lúc ấy, như đàn ông Hàn Quốc bây giờ, được giới thiệu hàng chục đến hàng trăm phụ nữ Việt Nam qua các công ty môi giới hôn nhân trong một tuần thăm viếng Việt Nam. Nếu gặp người ưng ý, những đàn ông ngoại quốc này sẽ làm hôn thú ngay lúc đó trước khi đem cô dâu mới về nước. Nhưng đã thấy những vấn nạn, như chính quyền Hàn Quốc bây giờ đang đối diện, kể cả việc buôn người, bạo hành trong gia đình, chính phủ Đài Loan đã đặt nhiều điều kiện khó hơn để nhập tịch do đó số hôn nhân với người Đài Loan giảm hẳn xuống. Đàn ông Đại Hàn đang lấp vào “chỗ trống” này của Tàu Đài Loan. Số hôn nhân Hàn–Việt tăng vọt từ 95 vụ ở năm 2000 lên đến 5.822 vụ trong năm 2005, vượt xa 3.212 đám cưới của đàn ông Đài Loan với phụ nữ Việt Nam trong cùng năm.
Sau cùng, phong trào “mê” phim ảnh, văn hoá Hàn Quốc đang bùng phát khắp châu Á cũng góp phần ảnh hưởng. Từ năm 1997 đến năm 2000, truyền hình Việt Nam đã trình chiếu trên 100 phim bộ Đại Hàn. Bộ phim truyện “Ngọc quý trong cung điện” (Daejanggeum) đã chiếu 5 lần tại Việt Nam. Ở vùng sâu vùng xa, không có nhật báo hay tạp chí, TV là cửa sổ duy nhất để nhìn ra thế giới bên ngoài nên phụ nữ Việt Nam đem lòng hâm mộ Hàn Quốc sau khi xem phim bộ của Korea. Giới truyền thông Việt Nam cũng đã từng lên tiếng cảnh giác phụ nữ về những ảo ảnh về Hàn Quốc khi “mê” phim bộ.
Giáo sư Kim kêu gọi chính phủ Đại Hàn cần có thêm các dịch vụ để giúp cô dâu Việt Nam. “Chính phủ Hàn Quốc nên có các chương trình dạy tiếng Hàn thích hợp với trình độ học vấn và giúp họ tìm việc làm giảm đi những khó khăn kinh tế”.
© 2007 DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 28/03/2007)Tác giả nhấn mạnh, đa số phụ nữ Việt lấy chồng Hàn Quốc là dân quê ở miền nam đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2005, Đại sứ quán Hàn Quốc ở Hà Nội cho 720 visa lấy vợ. Số visa do Lãnh sự quán Đại Hàn tại Tp. HCM cấp phát nhiều gấp 5 lần, 3.853 chiếu khán.
Chính sách Đổi Mới đã cải thiện nền kinh tế Việt Nam rất nhiều, nhưng hố chia cách giàu nghèo giữa các vùng đô thị và thôn quê ngày càng lớn – 10% người thuộc lớp giàu nhất thu nhập nhiều gấp 13,5 lần những người ở 10% ở bậc nghèo nhất trong xã hội trong năm 2005. Vùng đồng bằng sông Cửu Long lại bị nạn bất quân bình nam nữ vì đàn ông đã rời bỏ thôn quê về đô thị tìm kế sinh nhai. Trong năm 2004, có 365.300 đàn bà nhiều hơn đàn ông ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Gái thừa, trai thiếu. Giáo sư Kim kết luận chính vấn nạn xã hội và kinh tế buộc đàn bà Việt Nam phải lấy chồng xa xứ.
Thiếu nữ đồng bằng sông Cửu Long Nguồn: nada.kth.se |
Sát nhập vào Việt Nam vào cuối thể kỷ 17, vùng đồng bằng sông Cửu Long có nếp văn hoá và truyền thống khác với miền bắc. Văn hoá ở đây chịu ảnh hưởng các nền văn hoá Ấn Độ, Hồi giáo, Pháp, và Mỹ suốt chuỗi dài lịch sử – không bị ảnh hưởng Khổng giáo như xã hội miền bắc, cởi mở hơn về vấn đề hôn nhân ngoại chủng. Hôn nhân ép gả hay được xếp đặt trước ở vùng này thông thường như tiền tiêu vặt.
Lý do thứ ba là thay đổi xã hội ở các quốc gia lân bang. Cho đến năm 2000, đa số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan – khoảng 13.863 vụ chỉ riêng năm 2000. Đàn ông Đài Loan lúc ấy, như đàn ông Hàn Quốc bây giờ, được giới thiệu hàng chục đến hàng trăm phụ nữ Việt Nam qua các công ty môi giới hôn nhân trong một tuần thăm viếng Việt Nam. Nếu gặp người ưng ý, những đàn ông ngoại quốc này sẽ làm hôn thú ngay lúc đó trước khi đem cô dâu mới về nước. Nhưng đã thấy những vấn nạn, như chính quyền Hàn Quốc bây giờ đang đối diện, kể cả việc buôn người, bạo hành trong gia đình, chính phủ Đài Loan đã đặt nhiều điều kiện khó hơn để nhập tịch do đó số hôn nhân với người Đài Loan giảm hẳn xuống. Đàn ông Đại Hàn đang lấp vào “chỗ trống” này của Tàu Đài Loan. Số hôn nhân Hàn–Việt tăng vọt từ 95 vụ ở năm 2000 lên đến 5.822 vụ trong năm 2005, vượt xa 3.212 đám cưới của đàn ông Đài Loan với phụ nữ Việt Nam trong cùng năm.
Quảng cáo"mua" cô dâu Việt Nam. Nguồn: |
Giáo sư Kim kêu gọi chính phủ Đại Hàn cần có thêm các dịch vụ để giúp cô dâu Việt Nam. “Chính phủ Hàn Quốc nên có các chương trình dạy tiếng Hàn thích hợp với trình độ học vấn và giúp họ tìm việc làm giảm đi những khó khăn kinh tế”.
© 2007 DCVOnline
Nguồn: Why Do Vietnamese Women Marry Korean Farmers? english.chosun.com
No comments:
Post a Comment