Trần Giao Thủy – trangiaothuy@gmail.com
Trong một phòng thí nghiệm (Citizen Lab) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Munk, nằm sâu dưới hầm đại học Toronto là một một toán hành động, tóc không chải chuốt, áo T–shirt nhăn nhúm, miệng thì thầm những từ ngữ đâu đâu, ‘nodes’, ‘secure socket layers’, ‘routers’ ... Họ cũng chính là nhà khoa học chính trị, chuyên viên nhu liệu và các “chiến sĩ phá tường lửa” – đem đam mê chính trị cùng tài năng công nghệ thông tin và lòng yêu quý giá trị tự do ngôn luận để hoàn thành một vũ khí mới nhất, và một số cho là cao cấp nhất từ xưa đến nay, giúp người dùng internet vượt qua chế độ kiểm duyệt mạng lưới toàn cầu của nhà nước.
Canada có tường lửa? Cái ông thủ tướng Harper gì đó vừa mới tuyên bố “không bán dân chủ lấy đô la” trong khung cảnh hội nghị APEC 2006 đã đổi hướng rồi sao? Không phải vậy. Vũ khí cao cấp mới toanh, tên gọi psiphon, là trả lời rốt ráo và thẳng thắn trước sự kiện các nhà nước độc tài trên thế giới đang quân sự hoá việc bưng bít thông tin, nâng cấp và củng cố tường lửa, ngăn chận không để công dân của họ tự do truy cập internet.
Ronald Deibert, trưởng dự án và cũng là người thiết kế psiphon – cùng với Nart Villeneuve, and Michael Hull – cho biết chủ đích của dự án này nhằm xé rào cản, xuyên thủng tường lửa chận thông tin của các nhà nước độc tài với hy vọng sẽ đem lại lý tưởng ban đầu của internet: tự do truy cập mạng và tự do truyền thông.
psiphon là một giải đáp giúp người dùng internet từ trong các quốc gia độc tài đang bị nhà nước kiểm duyệt, ngăn chận bằng tường lửa. psiphon biến một máy điện tính bình thường, ở một quốc gia không bị kiểm duyệt, thành một máy chủ, mã hoá (psiphonode, dạng thu gọn của “psiphon” và “node”, pN1) có khả năng đem thông tin khắp nơi về và hiển thị bất kỳ trang web nào.
Người dùng Internet, tại vùng bị tường lửa, nối vào psiphonode đó bằng đường truyền, cũng được mã hoá, và dùng nó như proxy để truy cập các trang web bị cấm.
Ronald Deibert và toán thiết kế chủ ý làm psiphon thật dễ sử dụng, không như các chương trình proxy phức tạp khác. Người dùng psiphon không phải cài đặt nhu liệu. Nối vào psiphonode không khác gì ghi biệt hiệu và mật mã để vào đọc và viết thư trên mạng. Đặc điểm thứ hai, những psiphonode này (pN1, pN2, pN3 …) không thuộc một cơ quan nào, công hay tư, vụ lợi hay bất vụ lợi, mà là những computer của tư nhân tự động cài đặt psiphon, biến thành máy chủ mã hoá. Những tư nhân này, người quản lý máy chủ, tự chọn những người bạn thân quen, tin cậy lẫn nhau, và đưa địa chỉ độc nhất của psiphonode để dùng.
Số người thân quen trong vùng bị tường lửa (psiphonite) dùng psiphonode cùng psiphonode cấu thành một mạng hoạt động đặt trên cơ sở quan hệ xã hội, tín cẩn. Độ rộng lớn và kín đáo của mạng xã hội này hoàn toàn do người sử dụng cùng quyết định. Nó có thể là một mạng thật nhỏ, thật kín chỉ gồm 1 psiphonode với hai, ba người dùng hay có thể lớn hơn và không hoàn toàn kín. Đây là quyết định của người dùng psiphonode (cùng mạng) trong và ngoài tường lửa. psiphon hoạt động theo mô hình tản quyền. Mỗi mạng gồm psiphonode và người sử dụng hoàn toàn độc lập với các mạng khác.
Xiao Qiang, một nhà nghiên cứu về Internet tại Trung Quốc ở đại học Berkeley nói, trong tương lai gần “có thể rồi sẽ có hàng ngàn hay nhiều ngàn máy chủ (proxy) tư nhân khiến cho những người kiểm duyệt trở nên bất lực khó có khả năng theo dõi từng máy một”.
Cơ quan kiểm duyệt, bộ máy điều hành tường lửa hay cả quân đoàn công an mạng không thấy người dùng psiphon truy cập trang web nào trên mạng, họ chỉ thấy một computer trong vùng kiểm soát của nhà nước độc tài nối với một máy khác ở ngoài vòng kiềm chế của họ. Dù có lén nghe trên đường truyền giữa người dùng và psiphonode, công an mạng cũng sẽ không thấy gì khác, vì đường truyền mã hoá, những trao đổi giữa máy khi mua bán hàng trên mạng ở những trang của ngân hàng hay các thương vụ khác. Cấu trúc của psiphon khiến công an mạng, những nhà cung cấp dịch vụ rất khó có thể biết người dùng psiphonode đang sử dụng psiphonode. Bạch hoá thông tin truyền qua psiphonode dễ tựa tìm kim trong đống rạ.
Công an mạng của các nhà nước độc tài cũng không có chứng cớ gì để buộc tội người dùng psiphon vì trên máy không cài đặt nhu liệu hay dấu vết liên hệ đến mạng psiphon.
Dĩ nhiên, khả năng các nhà nước độc tài truy tìm được người dùng psiphon vẫn không thể là zero nhưng rất rất nhỏ. Vì muốn đạt kết quả tìm kim đáy bể thì khả năng tính toán (cả phần cứng và mềm) phải tăng bùng nổ theo đường số mũ. Michael Hill, kỹ sư trưởng trong nhóm Citizen Lab cho biết “điều này bất khả thi trong giai đoạn hiện tại”.
Tuy thế, cuộc đấu tranh lấy lại quyền tự do ngôn luận và tự do truyền thông trên mạng cho tất cả mọi người là cuộc chiến gian nan. Bắt đầu dự án psiphon từ năm 2000, nhóm Deibert chỉ theo dõi 3 nước Trung Quốc, Iran, và Saudi Arabia. Đến nay Citizen Lab đang theo dõi hơn 40 nước có chính sách bưng bít thông tin, hơn cả 13 nước, có Việt Nam, trong danh sách các nhà nước đang đàn áp tự do ngôn luận theo công bố mới đây của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RWB/RSF).
Gần đây một điều tra viên hợp tác với Citizen Lab, theo dõi tường lửa và mức kiểm duyệt tại một quốc gia trong vùng Trung Á bị bắn chết. Báo chí tường trình đây là một vụ tự sát nhưng nhóm Citizen Lab không tin thế, Deibert nói, “Cả phòng thí nghiệm đều bị xốc. Anh ấy bị bắt hai phát đạn vào đầu, thế thì …”
Trong thế giới gián điệp mạng theo dõi gián điệp mạng, Deibert đã được cảnh báo. Đầu Xuân 2006, nhân viên CSIS (Canadian Security Intelligence Service, tương đương với CIA của Mỹ) đã ghé thăm vào báo cho Deibert biết những nghiên cứu về cách vượt tường lửa cũng như dự án psiphon có thể gây ảnh hưởng xấu đến an ninh cá nhân của ông. Có nhiều khả năng kẻ chủ động là nhóm gián điệp Trung Quốc. Deibert cảm ơn quan tâm của CSIS, nhưng mọi người ở Citizen Lab đều hiểu những rủi ro trong dự án ở tầm cỡ này có thể xẩy đến bất cứ lúc nào, ông nói, “một chuyên gia phần mềm ở Atlanta đã được một số người xem như là gián điệp của Trung Quốc hỏi thăm. Họ đánh anh nhừ đòn và lấy luôn cả máy tính”.
Về việc viếng thăm Deibert, Barbara Campio, người phát ngôn của CSIS cho biết, “Chúng tôi điều tra mọi hoạt động có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và đưa khuyến cáo đến cho chính phủ. Trên nguyên tắc CSIS không có chính sách khuyên nhủ hay thông báo cho từng cá nhân”. Deibert nói, “Có lẽ, chúng tôi là trường hợp ngoại lệ”.
Trả lời câu hỏi tại sao lại tham dự vào cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận, đương đầu với các thế lực độc tài lớn, mạnh như Trung Quốc, đặt ly nước có hình Che Guevara xuống bàn, Villeneuve nhún vai, cười và nói, “Đấy là việc đúng, phải làm, thế thôi”.
Các tổ chức và những người vận động cho nhân quyền khắp nơi, rất mong thấy psiphon chào đời đóng góp với cuộc vận động dân chủ toàn cầu, lấy lại chỗ đứng xứng đáng của mạng lưới internet: phương tiện truyền thông tự do, tôn trong quyền phát biểu, thông tin và được thông tin của tất cả mọi người.
Dmitri Vitaliev, một người vận động dân chủ tại cộng hoà liên bang Nga, đã thử nghiệm dùng psiphon với các quốc gia ngăn chận internet cho biết, “Từ xưa đến nay chúng ta chỉ mới có những đáp án kỹ thuật cho các chuyên gia kỹ thuật. psiphon là câu trả lời quần chúng đã mong đợi từ lâu”.
Sharon Hom, Giám đốc Điều hành của Tổ chức Human Rights in China (New York), phấn khởi đón chào psiphon, cùng lúc nhận xét mô hình mạng xã hội giữa những người tin cậy lẫn nhau để phát triển hoạt động của psiphon có thể “có vấn đề”. Vấn đề của mô hình hoạt động này đặt trên cơ sở “lòng tin nhau” và đây là khái niệm đã bị đánh rách nát trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá Trung Quốc (1966–1976 kể cả đoạn 1969–76 đến khi Tứ nhân bang bị triệt hạ). Thời đó con đã tố cha, và vợ cũng không ngại tố chồng. Hệ quả của cuộc “cách mạng” này dĩ nhiên không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Trung Quốc mà đã ảnh hưởng sâu sắc đến các xã hội xã hội chủ nghĩa, đàn em và láng giềng.
Cuộc chiến đấu nào không có thử thách? Không gian nan làm sao có ngọt bùi? Deibert nói bây giờ bóng đã ở trong chân những người đang sống tự do. Ông cho rằng Canada – với nhiều cộng đồng sắc tộc, với khối di dân lớn – là nơi rất thuận lợi để phát triển tầm hoạt động của psiphon đến khắp nơi trên thế giới. “Cũng như đưa tay qua vùng biên giới đỡ lưng người em họ đang bị chà đạp nhân quyền”. Đơn giản thế thôi. Và làm như thế thì đã phạm tội gì?
Thân mời tất cả bạn đọc Đàn Chim Việt đang sống tự do – nhất là các bạn trẻ tháo vát năng động, quen thuộc với máy tính và mạng lưới (network) – hãy cùng với với Ron, với Nart, với Michael, với Citizen Lab bắt đầu cuộc thử nghiệm.
Xin cùng nhau vượt qua những đổ nát xấu xa của cuộc “cách mạng văn hoá”: hãy cùng nhau đặt psiphonode giúp người trong nước truy cập thông tin. Đây là hành động rất cụ thể, đơn giản với hiệu quả đo được, sẽ trực tiếp góp phần vào cuộc vận động dân chủ, tự do ngôn luận chung cho cả nước Việt Nam.
Và cũng vì “đấy là việc đúng, phải làm, thế thôi”, như Villeneuve đã trả lời báo giới.
Vài chi tiết khác về psiphon:
– psiphon dùng với hệ điều hành Windows và Linux đã có từ 1/12/2006. psiphon cho Mac đang được chuyển dịch.
– psiphon là nhu liệu miễn phí.
– psiphon giúp người dùng, sau tường lửa, đọc và viết điện thư bằng webmail (gmail, yahoo!, hotmail, …) một cách an toàn, không để lại dấu vết.
– psiphon cũng là phương tiện tốt để viết nhật ký điện tử (blogs) từ sau bức tường lửa.
– Không thể dùng những nhu liệu chuyển tin tức thì và chat (instant messenger/chat) như Skype hay VOIP qua psiphonode.
– Mạng psiphon và người dùng chỉ bị lộ và phát giác khi mạng xã hội (social network) của chủ psiphonode vị xâm nhập, bị “nằm vùng”. Dễ hiểu hơn, psiphonode sẽ bị phát giác nếu người quản lý psiphonode (ở vùng tự do) đưa “khoá” cho kẻ nằm vùng, hay “trao thân nhằm tướng cướp.”
Bắt đầu từ trưa ngày thứ sáu, 1 tháng 12, 2006, bạn đọc có thể hạ tải, đem psiphon (psiphoninstall.msi, 1,96MB) về từ trang nhà của psiphon. Thắc mắc và thảo luận chi tiết của người cài đặt psiphon trao đổi tại Diễn đàn. Xem bản hỏi đáp tổng quát bằng Anh ngữ (FAQ) tại đây.
Vài nét về cha đẻ của psiphon
Ronald J. Deibert (B.A., M.A., Ph.D.) — 41 tuổi, có vợ 4 con nhỏ, phó giáo sư khoa Khoa học Chính trị, Đại học Toronto. Giám đốc Phòng thí nghiệm Công dân (Citizen Lab) thuộc trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Munk.
Viết nhiều khảo luận và thuyết trình về Chính trị Mạng, Xã hội Dân sự, Chính trị toàn cầu, v.v… Là tác giả của cuốn Parchment, Printing, and Hypermedia: Communications in World Order Transformation (New York: Columbia University Press, 1997). Trong ban biên tập của các tạp chí International Studies Perspectives, Astropolitics, The Journal of Environmental Peace, and Explorations in Media Ecology.
Tư vấn cho bộ Ngoại giao, bộ Ngoại thương, bộ Quốc phòng Canada, Tổ chức Nhân quyền tại Trung Quốc (New York) về các vấn đề liên hệ đến Internet, Công nghệ Không gian, Bang giao Quốc tế, v.v… Email: r.deibert@utoronto.ca
Nart Villeneuve — 31 tuổi, Giám đốc Nghiên cứu Kỹ thuật của Citizen Lab cũng là người đưa đề nghị dự án psiphon.
Từng đọc Karl Marx, Noam Chomsky khi còn làm trong xưởng in. Tự học về máy tính và phần mềm. Tham gia vận động chống toàn cầu hoá; nếm mùi lựu đạn cay lần đầu tại cuộc biểu tình phản đối WTO ở Seattle (1999).
Trở lại trường, Villeneuve chuyển sang đại học Toronto (từ Vancouver) và theo học một lớp với Deibert. Sau bài luận văn về Kiểm duyệt Internet tại Trung Quốc, Deibert mời Villeneuve vào làm việc với Citizen Lab.
Villeneuve là tác giả bản Hướng dẫn cách dùng Internet và tránh kiểm duyệt của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RWB/RSF) và đã điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ về kiểm duyệt tại Trung Quốc. Email: nart@citizenlab.org
Michael Hull — Kỹ sư trưởng, dự án psiphon. 42 tuổi làm việc với Citizen Lab từ đầu năm 2006, công tác chính là viết lại phần mềm psiphon với giao diện dễ hiểu cho giới sử dụng. Viết phần mềm từ khi ở bậc trung học. Được đào tạo trong ngành Vật lý, làm chủ công ty mã hoá văn kiện nhưng đã bán đi từ 2003. Email: mhull@citizenlab.org
Canada, 1 tháng 12, 2006
Copyright © 2006 DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 05/12/2006)
Youtube: Amber MacArthur (CityNews.ca) phỏng vấn Ronald Deibert (Dự án psiphon)
(http://www.youtube.com/watch?v=Dfw1uRRX3rM)
Nguồn: Inside Popnology - Free the Internet for free
Trong một phòng thí nghiệm (Citizen Lab) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Munk, nằm sâu dưới hầm đại học Toronto là một một toán hành động, tóc không chải chuốt, áo T–shirt nhăn nhúm, miệng thì thầm những từ ngữ đâu đâu, ‘nodes’, ‘secure socket layers’, ‘routers’ ... Họ cũng chính là nhà khoa học chính trị, chuyên viên nhu liệu và các “chiến sĩ phá tường lửa” – đem đam mê chính trị cùng tài năng công nghệ thông tin và lòng yêu quý giá trị tự do ngôn luận để hoàn thành một vũ khí mới nhất, và một số cho là cao cấp nhất từ xưa đến nay, giúp người dùng internet vượt qua chế độ kiểm duyệt mạng lưới toàn cầu của nhà nước.
Canada có tường lửa? Cái ông thủ tướng Harper gì đó vừa mới tuyên bố “không bán dân chủ lấy đô la” trong khung cảnh hội nghị APEC 2006 đã đổi hướng rồi sao? Không phải vậy. Vũ khí cao cấp mới toanh, tên gọi psiphon, là trả lời rốt ráo và thẳng thắn trước sự kiện các nhà nước độc tài trên thế giới đang quân sự hoá việc bưng bít thông tin, nâng cấp và củng cố tường lửa, ngăn chận không để công dân của họ tự do truy cập internet.
Ronald Deibert, trưởng dự án và cũng là người thiết kế psiphon – cùng với Nart Villeneuve, and Michael Hull – cho biết chủ đích của dự án này nhằm xé rào cản, xuyên thủng tường lửa chận thông tin của các nhà nước độc tài với hy vọng sẽ đem lại lý tưởng ban đầu của internet: tự do truy cập mạng và tự do truyền thông.
Từ Việt Nam vào Đàn Chim Việt: tường lửa! Nguồn: DCVOnline |
Người dùng Internet, tại vùng bị tường lửa, nối vào psiphonode đó bằng đường truyền, cũng được mã hoá, và dùng nó như proxy để truy cập các trang web bị cấm.
Ronald Deibert và toán thiết kế chủ ý làm psiphon thật dễ sử dụng, không như các chương trình proxy phức tạp khác. Người dùng psiphon không phải cài đặt nhu liệu. Nối vào psiphonode không khác gì ghi biệt hiệu và mật mã để vào đọc và viết thư trên mạng. Đặc điểm thứ hai, những psiphonode này (pN1, pN2, pN3 …) không thuộc một cơ quan nào, công hay tư, vụ lợi hay bất vụ lợi, mà là những computer của tư nhân tự động cài đặt psiphon, biến thành máy chủ mã hoá. Những tư nhân này, người quản lý máy chủ, tự chọn những người bạn thân quen, tin cậy lẫn nhau, và đưa địa chỉ độc nhất của psiphonode để dùng.
Từ Việt Nam nối vào 1 psiphonode (ở Canada hay 1 nước tự do khác): Không bị tường lửa! Nguồn: DCVOnline |
Số người thân quen trong vùng bị tường lửa (psiphonite) dùng psiphonode cùng psiphonode cấu thành một mạng hoạt động đặt trên cơ sở quan hệ xã hội, tín cẩn. Độ rộng lớn và kín đáo của mạng xã hội này hoàn toàn do người sử dụng cùng quyết định. Nó có thể là một mạng thật nhỏ, thật kín chỉ gồm 1 psiphonode với hai, ba người dùng hay có thể lớn hơn và không hoàn toàn kín. Đây là quyết định của người dùng psiphonode (cùng mạng) trong và ngoài tường lửa. psiphon hoạt động theo mô hình tản quyền. Mỗi mạng gồm psiphonode và người sử dụng hoàn toàn độc lập với các mạng khác.
Xiao Qiang, một nhà nghiên cứu về Internet tại Trung Quốc ở đại học Berkeley nói, trong tương lai gần “có thể rồi sẽ có hàng ngàn hay nhiều ngàn máy chủ (proxy) tư nhân khiến cho những người kiểm duyệt trở nên bất lực khó có khả năng theo dõi từng máy một”.
Cơ quan kiểm duyệt, bộ máy điều hành tường lửa hay cả quân đoàn công an mạng không thấy người dùng psiphon truy cập trang web nào trên mạng, họ chỉ thấy một computer trong vùng kiểm soát của nhà nước độc tài nối với một máy khác ở ngoài vòng kiềm chế của họ. Dù có lén nghe trên đường truyền giữa người dùng và psiphonode, công an mạng cũng sẽ không thấy gì khác, vì đường truyền mã hoá, những trao đổi giữa máy khi mua bán hàng trên mạng ở những trang của ngân hàng hay các thương vụ khác. Cấu trúc của psiphon khiến công an mạng, những nhà cung cấp dịch vụ rất khó có thể biết người dùng psiphonode đang sử dụng psiphonode. Bạch hoá thông tin truyền qua psiphonode dễ tựa tìm kim trong đống rạ.
Từ 1 psiphonode (ở Canada hay 1 nước tự do khác) vào Đàn Chim Việt truyền về Việt Nam: xuyên tường lửa! Nguồn: DCVOnline |
Dĩ nhiên, khả năng các nhà nước độc tài truy tìm được người dùng psiphon vẫn không thể là zero nhưng rất rất nhỏ. Vì muốn đạt kết quả tìm kim đáy bể thì khả năng tính toán (cả phần cứng và mềm) phải tăng bùng nổ theo đường số mũ. Michael Hill, kỹ sư trưởng trong nhóm Citizen Lab cho biết “điều này bất khả thi trong giai đoạn hiện tại”.
Tuy thế, cuộc đấu tranh lấy lại quyền tự do ngôn luận và tự do truyền thông trên mạng cho tất cả mọi người là cuộc chiến gian nan. Bắt đầu dự án psiphon từ năm 2000, nhóm Deibert chỉ theo dõi 3 nước Trung Quốc, Iran, và Saudi Arabia. Đến nay Citizen Lab đang theo dõi hơn 40 nước có chính sách bưng bít thông tin, hơn cả 13 nước, có Việt Nam, trong danh sách các nhà nước đang đàn áp tự do ngôn luận theo công bố mới đây của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RWB/RSF).
Gần đây một điều tra viên hợp tác với Citizen Lab, theo dõi tường lửa và mức kiểm duyệt tại một quốc gia trong vùng Trung Á bị bắn chết. Báo chí tường trình đây là một vụ tự sát nhưng nhóm Citizen Lab không tin thế, Deibert nói, “Cả phòng thí nghiệm đều bị xốc. Anh ấy bị bắt hai phát đạn vào đầu, thế thì …”
Trong thế giới gián điệp mạng theo dõi gián điệp mạng, Deibert đã được cảnh báo. Đầu Xuân 2006, nhân viên CSIS (Canadian Security Intelligence Service, tương đương với CIA của Mỹ) đã ghé thăm vào báo cho Deibert biết những nghiên cứu về cách vượt tường lửa cũng như dự án psiphon có thể gây ảnh hưởng xấu đến an ninh cá nhân của ông. Có nhiều khả năng kẻ chủ động là nhóm gián điệp Trung Quốc. Deibert cảm ơn quan tâm của CSIS, nhưng mọi người ở Citizen Lab đều hiểu những rủi ro trong dự án ở tầm cỡ này có thể xẩy đến bất cứ lúc nào, ông nói, “một chuyên gia phần mềm ở Atlanta đã được một số người xem như là gián điệp của Trung Quốc hỏi thăm. Họ đánh anh nhừ đòn và lấy luôn cả máy tính”.
Về việc viếng thăm Deibert, Barbara Campio, người phát ngôn của CSIS cho biết, “Chúng tôi điều tra mọi hoạt động có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và đưa khuyến cáo đến cho chính phủ. Trên nguyên tắc CSIS không có chính sách khuyên nhủ hay thông báo cho từng cá nhân”. Deibert nói, “Có lẽ, chúng tôi là trường hợp ngoại lệ”.
Trả lời câu hỏi tại sao lại tham dự vào cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận, đương đầu với các thế lực độc tài lớn, mạnh như Trung Quốc, đặt ly nước có hình Che Guevara xuống bàn, Villeneuve nhún vai, cười và nói, “Đấy là việc đúng, phải làm, thế thôi”.
Mô hình psiphonode Nguồn: psiphon.civisec.org |
Dmitri Vitaliev, một người vận động dân chủ tại cộng hoà liên bang Nga, đã thử nghiệm dùng psiphon với các quốc gia ngăn chận internet cho biết, “Từ xưa đến nay chúng ta chỉ mới có những đáp án kỹ thuật cho các chuyên gia kỹ thuật. psiphon là câu trả lời quần chúng đã mong đợi từ lâu”.
Sharon Hom, Giám đốc Điều hành của Tổ chức Human Rights in China (New York), phấn khởi đón chào psiphon, cùng lúc nhận xét mô hình mạng xã hội giữa những người tin cậy lẫn nhau để phát triển hoạt động của psiphon có thể “có vấn đề”. Vấn đề của mô hình hoạt động này đặt trên cơ sở “lòng tin nhau” và đây là khái niệm đã bị đánh rách nát trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá Trung Quốc (1966–1976 kể cả đoạn 1969–76 đến khi Tứ nhân bang bị triệt hạ). Thời đó con đã tố cha, và vợ cũng không ngại tố chồng. Hệ quả của cuộc “cách mạng” này dĩ nhiên không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Trung Quốc mà đã ảnh hưởng sâu sắc đến các xã hội xã hội chủ nghĩa, đàn em và láng giềng.
Cuộc chiến đấu nào không có thử thách? Không gian nan làm sao có ngọt bùi? Deibert nói bây giờ bóng đã ở trong chân những người đang sống tự do. Ông cho rằng Canada – với nhiều cộng đồng sắc tộc, với khối di dân lớn – là nơi rất thuận lợi để phát triển tầm hoạt động của psiphon đến khắp nơi trên thế giới. “Cũng như đưa tay qua vùng biên giới đỡ lưng người em họ đang bị chà đạp nhân quyền”. Đơn giản thế thôi. Và làm như thế thì đã phạm tội gì?
Thân mời tất cả bạn đọc Đàn Chim Việt đang sống tự do – nhất là các bạn trẻ tháo vát năng động, quen thuộc với máy tính và mạng lưới (network) – hãy cùng với với Ron, với Nart, với Michael, với Citizen Lab bắt đầu cuộc thử nghiệm.
Xin cùng nhau vượt qua những đổ nát xấu xa của cuộc “cách mạng văn hoá”: hãy cùng nhau đặt psiphonode giúp người trong nước truy cập thông tin. Đây là hành động rất cụ thể, đơn giản với hiệu quả đo được, sẽ trực tiếp góp phần vào cuộc vận động dân chủ, tự do ngôn luận chung cho cả nước Việt Nam.
Và cũng vì “đấy là việc đúng, phải làm, thế thôi”, như Villeneuve đã trả lời báo giới.
Vài chi tiết khác về psiphon:
– psiphon dùng với hệ điều hành Windows và Linux đã có từ 1/12/2006. psiphon cho Mac đang được chuyển dịch.
– psiphon là nhu liệu miễn phí.
– psiphon giúp người dùng, sau tường lửa, đọc và viết điện thư bằng webmail (gmail, yahoo!, hotmail, …) một cách an toàn, không để lại dấu vết.
– psiphon cũng là phương tiện tốt để viết nhật ký điện tử (blogs) từ sau bức tường lửa.
– Không thể dùng những nhu liệu chuyển tin tức thì và chat (instant messenger/chat) như Skype hay VOIP qua psiphonode.
– Mạng psiphon và người dùng chỉ bị lộ và phát giác khi mạng xã hội (social network) của chủ psiphonode vị xâm nhập, bị “nằm vùng”. Dễ hiểu hơn, psiphonode sẽ bị phát giác nếu người quản lý psiphonode (ở vùng tự do) đưa “khoá” cho kẻ nằm vùng, hay “trao thân nhằm tướng cướp.”
Bắt đầu từ trưa ngày thứ sáu, 1 tháng 12, 2006, bạn đọc có thể hạ tải, đem psiphon (psiphoninstall.msi, 1,96MB) về từ trang nhà của psiphon. Thắc mắc và thảo luận chi tiết của người cài đặt psiphon trao đổi tại Diễn đàn. Xem bản hỏi đáp tổng quát bằng Anh ngữ (FAQ) tại đây.
Vài nét về cha đẻ của psiphon
Ronald J. Deibert (B.A., M.A., Ph.D.) — 41 tuổi, có vợ 4 con nhỏ, phó giáo sư khoa Khoa học Chính trị, Đại học Toronto. Giám đốc Phòng thí nghiệm Công dân (Citizen Lab) thuộc trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Munk.
Ronoald J. Deibert Nguồn: jimpanou.com/Photo Courtesy of Jim Panou |
Viết nhiều khảo luận và thuyết trình về Chính trị Mạng, Xã hội Dân sự, Chính trị toàn cầu, v.v… Là tác giả của cuốn Parchment, Printing, and Hypermedia: Communications in World Order Transformation (New York: Columbia University Press, 1997). Trong ban biên tập của các tạp chí International Studies Perspectives, Astropolitics, The Journal of Environmental Peace, and Explorations in Media Ecology.
Tư vấn cho bộ Ngoại giao, bộ Ngoại thương, bộ Quốc phòng Canada, Tổ chức Nhân quyền tại Trung Quốc (New York) về các vấn đề liên hệ đến Internet, Công nghệ Không gian, Bang giao Quốc tế, v.v… Email: r.deibert@utoronto.ca
Nart Villeneuve: WTO chẳng hề quan tâm để giảm lượng giao thương với các nhà nước độc tài khi họ dùng công nghệ thông tin để chà đạp nhân quyền. Nguồn: cyber.law.harvard.edu |
Từng đọc Karl Marx, Noam Chomsky khi còn làm trong xưởng in. Tự học về máy tính và phần mềm. Tham gia vận động chống toàn cầu hoá; nếm mùi lựu đạn cay lần đầu tại cuộc biểu tình phản đối WTO ở Seattle (1999).
Trở lại trường, Villeneuve chuyển sang đại học Toronto (từ Vancouver) và theo học một lớp với Deibert. Sau bài luận văn về Kiểm duyệt Internet tại Trung Quốc, Deibert mời Villeneuve vào làm việc với Citizen Lab.
Villeneuve là tác giả bản Hướng dẫn cách dùng Internet và tránh kiểm duyệt của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RWB/RSF) và đã điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ về kiểm duyệt tại Trung Quốc. Email: nart@citizenlab.org
Michael Hull — Kỹ sư trưởng, dự án psiphon. 42 tuổi làm việc với Citizen Lab từ đầu năm 2006, công tác chính là viết lại phần mềm psiphon với giao diện dễ hiểu cho giới sử dụng. Viết phần mềm từ khi ở bậc trung học. Được đào tạo trong ngành Vật lý, làm chủ công ty mã hoá văn kiện nhưng đã bán đi từ 2003. Email: mhull@citizenlab.org
Canada, 1 tháng 12, 2006
Copyright © 2006 DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 05/12/2006)
Youtube: Amber MacArthur (CityNews.ca) phỏng vấn Ronald Deibert (Dự án psiphon)
(http://www.youtube.com/watch?v=Dfw1uRRX3rM)
Nguồn: Inside Popnology - Free the Internet for free
Nguồn:
1. Citizen Lab
2. Trang psiphon
3. Citizen hacktivist, Breaking down firewalls set by repressive regimes comes at a cost, Danylo Hawaleshka, Macleans, 13/11/2006
4. Web Tool Said to Offer Way Past the Government Censor, Christopher Mason, New York Times, 27/11/2006
5. Web censorship ‘bypass’ unveiled, BBC News, 27/11/2006
6. Hoodwinking the censors, Andrew Chung, Toronto Star, 07/05/2006
No comments:
Post a Comment