Trà Mi
Tản mạn một chuyến đi
Ðã một thời làm việc trong báo giới, văn nghệ sĩ, chị Thảo nhờ bạn đưa đi tìm gặp ông May Tình nói chuyện, thăm hỏi. May Tình, một trong những nhà văn tiêu biểu của đất nước miền Nam. Thời gian đi học ở Sài gòn, giỏi lắm là được thầy Dung cho chép chính tả mấy đoạn văn của ông Bình Nguyên Lộc, và của ông May Tình chứ nào đã đọc được quyển truyện nào của nhà văn người miền Nam trân này.
- Hạnh à, chắc mai tụi này nhờ Hoàng chở đi gặp ông May Tình.
Vào Sài Gòn lần này được Hoàng đưa đến trụ sở hội văn nghệ sĩ. Đây là một căn nhà khá lớn ngay trung tâm thành phố. Sân vừa là bãi đậu ô tô vừa là quán nghe nhạc, giải khát. Hoàng ghé lại hỏi ông giữ quán
- Ông May Tình có thường lại đây không anh?
- Dạo này không thấy ổng. Anh vô hỏi trong văn phòng coi sao.
Người trực cho biết đến trụ sở hội các nhà văn tìm dễ hơn.
- Trụ sở tốt quá!
- Nhà cũ của má vợ ông Tổng Thống hồi xưa đó.
Xe len lỏi đi về hướng ngoại thành. Đến hội các nhà văn người ta lại chỉ về nhà văn hoá ở Gò Vấp. Nếu cứ so sánh tạm hai cái trụ sở hội, ở Sài Gòn, có lẽ nhà văn nghèo hơn nghệ sĩ. Người ta biết Lam Trường, Phương Thanh nhiều hơn là May Tình, Ma văn Kháng, Phan thị Vàng Anh.
Về Gò Vấp, về nhà Bà Ngoại của mình ngày xưa. Sài Gòn thay đổi, Gò Vấp cũng đổi thay. Phố xá tấp nập hơn trước. Và dĩ nhiên trí nhớ đã phụ rẫy mình sau những năm dài đằng đẵng.
Nhà văn hoá Gò Vấp là chỗ ông nhà văn nói chuyện với chữ nghĩa. Không làm việc ở nhà, tài liệu, sách vở ông đem giao cho thư viện Nhà văn hoá giữ. Mỗi sáng ông đều uống cà phê, thăm bông ngó kiểng ngoài vườn trước khi vào thư viện.
Hoàng và bà chị đứng hỏi thăm bà hàng nước trong khuôn viên Nhà văn hoá. Bước vào trong, căn phòng lớn là khu trưng bày kỷ vật chiến tranh. Đồ dùng thời chiến từ những cái túi đi chợ đến cái đèn pin, cái nồi, siêu nước. Mới đấy mà đã hơn 30 năm; mới đấy mà đã vào tủ bảo tàng. Trên tường là ảnh của, “liệt sĩ”, những người đã chết trong chiến tranh. Nghĩa trang cũng thế, Việt Nam bây giờ có nhiều khu mộ “Liệt sĩ” nhưng không biết hình ảnh, bia mộ của những người chiến sĩ miền Nam thì họ để ở nơi nào?
Tội nghiệp con người! Nghĩa đã tử mà sao nghĩa chưa tận?
Hoàng gọi với vào:
- Mình đi về thôi; người ta sẽ nhắn; sáng mai trở lại mới mong gặp ổng!
Trở lại Gò Vấp lần thứ thứ nhì, cả bọn được tiếp đón ngay. Người đàn ông đang uống cà phê quay lại:
- À cô Thảo, chú Hoàng! Về chơi hả? Còn ai đây?
- Dạ, cậu em xa nhà lâu rồi; kỳ này về dẫn nó tới gặp Bác nói chuyện cho biết May Tình.
Người đàn ông đầu đã bạc, chải hất ngược ra sau, tóc có rẽ ngôi là tự tóc chứ không phải do người chải. Trên tay, một bên điếu thuốc, bên kia ly cà phê đang uống dở.
- Ngồi, ngồi! kêu cà phê uống nghe!
Đưa cây thuốc lá, chị Thảo cười
- Cái này hút được không Bác? Đi gấp quá không mua được dầu cù là.
- Không hút được thì bán! À không có cù là cũng không sao. Có Việt kiều về tới phi trường rồi mới mua! tốn tiền mà người ta còn chê là hàng nội nữa.
- Nè Bác, không thấy viết bài cho báo nữa sao?
- Có chớ, nhưng viết ít thôi. Để người khác viết nữa. Nhưng mà đã có bài viết báo Tết rồi!
Rút túi áo tờ giấy gập tư, nhà văn già mở ra cho bạn cũ xem nội dung bài Tết của mình.
- À! tui hay lắm nghe! Đang viết hồi ký, phần hai.
- Sao lại chia từng phần vậy Bác?
- Không có tiền in nhiều, viết ít ít, in đỡ tốn.
- Ủa còn tiền hãng phim trả cho Bác làm tư vấn văn hoá Việt Nam đâu rồi?
- Hừ! tụi nó trả có bao nhiêu. Xài hết rồi.
- Còn bên ngoài họ bán sách của Bác có trả bản quyền không?
- Có xu nào đâu chú! Hoàng, đưa tui năm trăm, tui giao cho chú qua đòi mấy ông bên đó. Thôi bốn trăm cũng được.
- Dạ, dạ! để tụi cháu coi!
Bác sẽ vui hay buồn khi biết hình như không có nhà xuất bản hải ngoại nào in lại tác phẩm của May Tình? Và nếu đã in lại chắc người ta cũng không hỏi ý kiến tác giả. Bác sẽ buồn hay vui khi trên mạng internet người ta xếp một truyện ngắn của của May Tình với chú thích “những Truyện ngắn hay nhất... do Nguyễn ... sưu tập, thực hiện – Tác Giả giữ bản quyền”. Bên cạnh là một vài truyện ngắn khác như Rừng Mắm, Chí Phèo, Anh phải sống, Tôi đi học, v.v...
Ở đây, hải ngoại, người ta chạy quanh trên mạng, cắt bài của người khác rồi dán vào trang nhà hay báo của mình (không trích dẫn nguồn hay ghi tác quyền) đem in, đem bán là chuyện thường ngày. Văn hoá đá cá lăn dưa, ăn cắp bản quyền vẫn sống hùng sống mạnh trong báo giới Việt Nam — từ báo nhỏ tới báo lớn, báo nghiệp dư tới báo thương mại! Không ai trả tiền để đọc hay đăng truyện trên mạng đâu! Đừng đợi tiền bản quyền hải ngoại nghe Bác. Bài đăng trên mạng, nhiều người đọc hơn hồi Bác viết nhựt trình; người ta đăng để cho mấy người chưa đọc xong tiếng Việt, như tụi cháu, đã phải sớm bỏ nhà đi học tiếng Tây, tiếng Mỹ, có cơ may tìm học ở những áng văn bất hủ đó.
Như đã hẹn, cuối ngày Hoàng đưa nhà văn già về ăn cơm gia đình và hàn huyên chuyện mới, chuyện cũ.
Vừa đến cửa người khách dường như khựng lại:
- Nhà ai đây?
- Dạ, nhà Hoàng, tụi cháu được cho tá túc ở đây.
- Hồi đi tôi tưởng tới nhà cô Thảo. Bước vô kiếm không thấy cái bàn thờ đốt nhang cho Bà, trớt quớt quá! Hoàng nè! Chú như giám đốc sở Ford Vietnam mà còn bày đặt quá nghe!
- Dạ sao Bác?
- Nhà xe như vầy thì cho tài xế tới đón được rồi; làm chi mất công lái tới lái lui mấy bận từ hôm qua tới giờ!
Khiêm nhường, anh bạn chủ nhà lẳng lặng đi vào trong lấy nước mời người bạn già.
- Bác uống Heineken hay “Tai gơ?”
- Cho chai “ken” đi chú.
- Dạ, Heineken?
- Kêu “ken” một tiếng cho gọn chú mày! Chú ở xa về không biết; người ta kêu là “tay quơ” chớ không phải “Tai gơ”. Mấy thằng đi Karaoke mỏi tay vì “tay quơ” nhiều quá.
Bắt lại chuyện văn nghệ dở dang từ sáng:
- Thỉnh thoảng có đi hội họp với các anh em văn nghệ không Bác?
- Có chớ! Bữa nào không có chuyện gì nói thì đi họp với người ta, vô ngồi nghe. Bữa nào có chuyện muốn nói thì cáo bệnh, ở nhà.
- Chi lạ vậy Bác! Có chuyện nói thì nên đi chứ!
- Không được! Họ đâu muốn nghe mình nói. Vậy thì nằm ngủ ở nhà không tốt hơn sao?
- À! chắc Bác biết ông Lý Văn Sâm?
- Biết chớ, bạn thân à. Hồi ổng ở trong bưng cũng biết.
- Ông Sâm cũng là nhà văn, cũng người miền Nam?
- Ờ!
- Ông Sâm là đại biểu quốc hội.
- Rồi sao chú?
- Sao Bác không phải là đại biểu?
- Xin lỗi chú, lại đây hỏi nhỏ chút coi. Chú ở đâu về?
- Dạ cháu ở bên Bắc Mỹ.
- Xin lỗi, chú không biết con c.. gì ráo! Tui không có Đảng là một chuyện; vô đó cũng có làm gì đâu! Đi họp nhà văn mà người ta còn không muốn nghe mình, nói chi tới quốc hội. Thời buổi ni cô bận quần xì líp chữ “V”, tay ôm điện thoại di động, gìm tay bánh Spacy thì Sài Gòn còn, còn nhiều chuyện nghịch lý. Thôi nhậu đi!
- Hồi Sài Gòn kỷ niệm ba trăm năm lịch sử có gì lạ không Bác.
- À cái đó thì tui có biết chút đỉnh. Tui bận áo dài khăn đống, ngồi xe thổ mộ, dơ tay chào bà con cho có bộ Sài Gòn vậy mà.
À, người ta phải kiếm một người tiêu biểu, đại diện văn hoá miền Nam làm người mẫu trình bày cho trang trọng và cho có vẻ “công bằng”.
Bữa cơm, câu chuyện giữa những người bạn cũ kéo dài đến gần nửa đêm. Ông “chủ Ford Vietnam” lại đưa người bạn già về lại Gò Vấp. Bên ngoài, đường phố đã bớt đi cái ồn ào của xe gắn máy, nhưng sinh hoạt bên lề, hàng quán vẫn còn mở cửa. Đến ngõ vào nhà trọ, May Tình từ giã:
- Tui vô một mình được rồi
Cùng lúc chủ nhà cũng đã nhận ra khách trọ đi chơi khuya về:
- Bữa nay Bác xỉn rồi hả?
- Đâu có, ăn nhiều hơn mọi bữa chứ uống có bao nhiêu.
- Nghe giọng như vầy, chắc Bác ngủ tới trưa mai.
Đường Gò Vấp trở lại Thủ Đức yên lặng hẳn đi. Tâm tư mình vẫn còn bận theo đuổi những câu chuyện quanh đời sống Sài Gòn qua mắt nhìn của một người người không lạ gì với mảnh đất, với thành phố này. Người đàn ông da xạm nắng, môi đen dầy, thuốc lá trên tay, tóc bạc, kính lớn hơn khổ mặt, giọng kể chuyện xác thực, không màu mè, bước đi chậm rãi đã để lại ấn tượng thật đẹp, thật hiền hoà và cũng không thiếu tế nhị, kể cả câu phê bình Việt Kiều Bắc Mỹ lúc ban chiều. Mình đã gặp lại miền Nam đẹp, miền Nam hiền lành trong tâm tưởng ngày xưa.
Cách đây không lâu, Hoàng báo tin cho hay ông May Tình chết.
Ông nhà văn chết giấc hay ngủ thẳng mấy ngày bà chủ nhà mới biết và đưa vào bệnh viện. Khi tỉnh dậy, vợ cũ, bồ lớn, bồ nhí đều có mặt bên giường. Ông May Tình ngoắc tay kêu Hoàng lại giường, thầm thì vào tai:
- Lần tới tui chết, chú để tui chết luôn đi. Một lát chú về, đám cọp cái này xé tui banh xác.
Hồi đầu năm hay tin ông lại vào nhà thương, không phải vì chết giấc hay bị cọp cắn, mà để chữa xương chậu nứt vì bị xe đụng... 7 tháng trước đó.
Copyright © 2006 DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 07/05/2006)
- Hạnh à, chắc mai tụi này nhờ Hoàng chở đi gặp ông May Tình.
Vào Sài Gòn lần này được Hoàng đưa đến trụ sở hội văn nghệ sĩ. Đây là một căn nhà khá lớn ngay trung tâm thành phố. Sân vừa là bãi đậu ô tô vừa là quán nghe nhạc, giải khát. Hoàng ghé lại hỏi ông giữ quán
- Ông May Tình có thường lại đây không anh?
- Dạo này không thấy ổng. Anh vô hỏi trong văn phòng coi sao.
Người trực cho biết đến trụ sở hội các nhà văn tìm dễ hơn.
- Trụ sở tốt quá!
- Nhà cũ của má vợ ông Tổng Thống hồi xưa đó.
Xe len lỏi đi về hướng ngoại thành. Đến hội các nhà văn người ta lại chỉ về nhà văn hoá ở Gò Vấp. Nếu cứ so sánh tạm hai cái trụ sở hội, ở Sài Gòn, có lẽ nhà văn nghèo hơn nghệ sĩ. Người ta biết Lam Trường, Phương Thanh nhiều hơn là May Tình, Ma văn Kháng, Phan thị Vàng Anh.
Về Gò Vấp, về nhà Bà Ngoại của mình ngày xưa. Sài Gòn thay đổi, Gò Vấp cũng đổi thay. Phố xá tấp nập hơn trước. Và dĩ nhiên trí nhớ đã phụ rẫy mình sau những năm dài đằng đẵng.
30 năm sau: Mộ lính VNCH (trái) — Mộ lính VNCS (phải), Nghĩa đã tử mà sao nghĩa chưa tận? — Nguồn: RFA, SGGP |
Hoàng và bà chị đứng hỏi thăm bà hàng nước trong khuôn viên Nhà văn hoá. Bước vào trong, căn phòng lớn là khu trưng bày kỷ vật chiến tranh. Đồ dùng thời chiến từ những cái túi đi chợ đến cái đèn pin, cái nồi, siêu nước. Mới đấy mà đã hơn 30 năm; mới đấy mà đã vào tủ bảo tàng. Trên tường là ảnh của, “liệt sĩ”, những người đã chết trong chiến tranh. Nghĩa trang cũng thế, Việt Nam bây giờ có nhiều khu mộ “Liệt sĩ” nhưng không biết hình ảnh, bia mộ của những người chiến sĩ miền Nam thì họ để ở nơi nào?
Tội nghiệp con người! Nghĩa đã tử mà sao nghĩa chưa tận?
Hoàng gọi với vào:
- Mình đi về thôi; người ta sẽ nhắn; sáng mai trở lại mới mong gặp ổng!
Trở lại Gò Vấp lần thứ thứ nhì, cả bọn được tiếp đón ngay. Người đàn ông đang uống cà phê quay lại:
- À cô Thảo, chú Hoàng! Về chơi hả? Còn ai đây?
- Dạ, cậu em xa nhà lâu rồi; kỳ này về dẫn nó tới gặp Bác nói chuyện cho biết May Tình.
Ông nhà văn, Nhà văn hoá Gò Vấp — Ảnh: © DCVOnline/TM |
- Ngồi, ngồi! kêu cà phê uống nghe!
Đưa cây thuốc lá, chị Thảo cười
- Cái này hút được không Bác? Đi gấp quá không mua được dầu cù là.
- Không hút được thì bán! À không có cù là cũng không sao. Có Việt kiều về tới phi trường rồi mới mua! tốn tiền mà người ta còn chê là hàng nội nữa.
- Nè Bác, không thấy viết bài cho báo nữa sao?
- Có chớ, nhưng viết ít thôi. Để người khác viết nữa. Nhưng mà đã có bài viết báo Tết rồi!
Rút túi áo tờ giấy gập tư, nhà văn già mở ra cho bạn cũ xem nội dung bài Tết của mình.
- À! tui hay lắm nghe! Đang viết hồi ký, phần hai.
- Sao lại chia từng phần vậy Bác?
- Không có tiền in nhiều, viết ít ít, in đỡ tốn.
- Ủa còn tiền hãng phim trả cho Bác làm tư vấn văn hoá Việt Nam đâu rồi?
- Hừ! tụi nó trả có bao nhiêu. Xài hết rồi.
- Còn bên ngoài họ bán sách của Bác có trả bản quyền không?
- Có xu nào đâu chú! Hoàng, đưa tui năm trăm, tui giao cho chú qua đòi mấy ông bên đó. Thôi bốn trăm cũng được.
- Dạ, dạ! để tụi cháu coi!
Bác sẽ vui hay buồn khi biết hình như không có nhà xuất bản hải ngoại nào in lại tác phẩm của May Tình? Và nếu đã in lại chắc người ta cũng không hỏi ý kiến tác giả. Bác sẽ buồn hay vui khi trên mạng internet người ta xếp một truyện ngắn của của May Tình với chú thích “những Truyện ngắn hay nhất... do Nguyễn ... sưu tập, thực hiện – Tác Giả giữ bản quyền”. Bên cạnh là một vài truyện ngắn khác như Rừng Mắm, Chí Phèo, Anh phải sống, Tôi đi học, v.v...
Ở đây, hải ngoại, người ta chạy quanh trên mạng, cắt bài của người khác rồi dán vào trang nhà hay báo của mình (không trích dẫn nguồn hay ghi tác quyền) đem in, đem bán là chuyện thường ngày. Văn hoá đá cá lăn dưa, ăn cắp bản quyền vẫn sống hùng sống mạnh trong báo giới Việt Nam — từ báo nhỏ tới báo lớn, báo nghiệp dư tới báo thương mại! Không ai trả tiền để đọc hay đăng truyện trên mạng đâu! Đừng đợi tiền bản quyền hải ngoại nghe Bác. Bài đăng trên mạng, nhiều người đọc hơn hồi Bác viết nhựt trình; người ta đăng để cho mấy người chưa đọc xong tiếng Việt, như tụi cháu, đã phải sớm bỏ nhà đi học tiếng Tây, tiếng Mỹ, có cơ may tìm học ở những áng văn bất hủ đó.
Như đã hẹn, cuối ngày Hoàng đưa nhà văn già về ăn cơm gia đình và hàn huyên chuyện mới, chuyện cũ.
Vừa đến cửa người khách dường như khựng lại:
- Nhà ai đây?
- Dạ, nhà Hoàng, tụi cháu được cho tá túc ở đây.
- Hồi đi tôi tưởng tới nhà cô Thảo. Bước vô kiếm không thấy cái bàn thờ đốt nhang cho Bà, trớt quớt quá! Hoàng nè! Chú như giám đốc sở Ford Vietnam mà còn bày đặt quá nghe!
- Dạ sao Bác?
- Nhà xe như vầy thì cho tài xế tới đón được rồi; làm chi mất công lái tới lái lui mấy bận từ hôm qua tới giờ!
Khiêm nhường, anh bạn chủ nhà lẳng lặng đi vào trong lấy nước mời người bạn già.
- Bác uống Heineken hay “Tai gơ?”
- Cho chai “ken” đi chú.
- Dạ, Heineken?
Bia “Tay quơ” |
Bắt lại chuyện văn nghệ dở dang từ sáng:
- Thỉnh thoảng có đi hội họp với các anh em văn nghệ không Bác?
- Có chớ! Bữa nào không có chuyện gì nói thì đi họp với người ta, vô ngồi nghe. Bữa nào có chuyện muốn nói thì cáo bệnh, ở nhà.
- Chi lạ vậy Bác! Có chuyện nói thì nên đi chứ!
- Không được! Họ đâu muốn nghe mình nói. Vậy thì nằm ngủ ở nhà không tốt hơn sao?
- À! chắc Bác biết ông Lý Văn Sâm?
- Biết chớ, bạn thân à. Hồi ổng ở trong bưng cũng biết.
- Ông Sâm cũng là nhà văn, cũng người miền Nam?
- Ờ!
- Ông Sâm là đại biểu quốc hội.
- Rồi sao chú?
- Sao Bác không phải là đại biểu?
- Xin lỗi chú, lại đây hỏi nhỏ chút coi. Chú ở đâu về?
- Dạ cháu ở bên Bắc Mỹ.
- Xin lỗi, chú không biết con c.. gì ráo! Tui không có Đảng là một chuyện; vô đó cũng có làm gì đâu! Đi họp nhà văn mà người ta còn không muốn nghe mình, nói chi tới quốc hội. Thời buổi ni cô bận quần xì líp chữ “V”, tay ôm điện thoại di động, gìm tay bánh Spacy thì Sài Gòn còn, còn nhiều chuyện nghịch lý. Thôi nhậu đi!
- Hồi Sài Gòn kỷ niệm ba trăm năm lịch sử có gì lạ không Bác.
- À cái đó thì tui có biết chút đỉnh. Tui bận áo dài khăn đống, ngồi xe thổ mộ, dơ tay chào bà con cho có bộ Sài Gòn vậy mà.
À, người ta phải kiếm một người tiêu biểu, đại diện văn hoá miền Nam làm người mẫu trình bày cho trang trọng và cho có vẻ “công bằng”.
Bữa cơm, câu chuyện giữa những người bạn cũ kéo dài đến gần nửa đêm. Ông “chủ Ford Vietnam” lại đưa người bạn già về lại Gò Vấp. Bên ngoài, đường phố đã bớt đi cái ồn ào của xe gắn máy, nhưng sinh hoạt bên lề, hàng quán vẫn còn mở cửa. Đến ngõ vào nhà trọ, May Tình từ giã:
- Tui vô một mình được rồi
Cùng lúc chủ nhà cũng đã nhận ra khách trọ đi chơi khuya về:
- Bữa nay Bác xỉn rồi hả?
- Đâu có, ăn nhiều hơn mọi bữa chứ uống có bao nhiêu.
- Nghe giọng như vầy, chắc Bác ngủ tới trưa mai.
Đường Gò Vấp trở lại Thủ Đức yên lặng hẳn đi. Tâm tư mình vẫn còn bận theo đuổi những câu chuyện quanh đời sống Sài Gòn qua mắt nhìn của một người người không lạ gì với mảnh đất, với thành phố này. Người đàn ông da xạm nắng, môi đen dầy, thuốc lá trên tay, tóc bạc, kính lớn hơn khổ mặt, giọng kể chuyện xác thực, không màu mè, bước đi chậm rãi đã để lại ấn tượng thật đẹp, thật hiền hoà và cũng không thiếu tế nhị, kể cả câu phê bình Việt Kiều Bắc Mỹ lúc ban chiều. Mình đã gặp lại miền Nam đẹp, miền Nam hiền lành trong tâm tưởng ngày xưa.
Cách đây không lâu, Hoàng báo tin cho hay ông May Tình chết.
Ông nhà văn chết giấc hay ngủ thẳng mấy ngày bà chủ nhà mới biết và đưa vào bệnh viện. Khi tỉnh dậy, vợ cũ, bồ lớn, bồ nhí đều có mặt bên giường. Ông May Tình ngoắc tay kêu Hoàng lại giường, thầm thì vào tai:
- Lần tới tui chết, chú để tui chết luôn đi. Một lát chú về, đám cọp cái này xé tui banh xác.
Hồi đầu năm hay tin ông lại vào nhà thương, không phải vì chết giấc hay bị cọp cắn, mà để chữa xương chậu nứt vì bị xe đụng... 7 tháng trước đó.
Copyright © 2006 DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 07/05/2006)
Chú thích: Ông nhà văn tên thật là Nguyễn Minh Tày sinh năm 1926 (Bính Dần) tại U Minh (Kiên Giang).
No comments:
Post a Comment