Chỉ có một điều tôi biết chắc rằng, ngay cả những người theo làn gió chướng đổi chiều, đã về Việt Nam. Họ cũng cảm thấy họ chẳng sung sướng gì, đôi khi tỏ ra buồn phiền, nghi kỵ, thất vọng không muốn nói ra. Đó là trường hợp ông Nguyễn Cao Kỳ.
(Trích “Gió chướng đã đổi chiều”, Nguyễn Văn Lục, DCVOnline 14/07/2007)
Newsweek số 27/09/1965 Nguồn: Newsweek |
Không rõ ông Nguyễn Cao Kỳ đã nói gì với tác giả để trong bài “Gió chướng đã đổi chiều” Nguyễn Văn Lục đã đi đến kết luận là ông tướng cựu Tư lệnh không quân VNCH, cựu Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương (Thủ tướng chính phủ quân nhân 1965-1967), cựu phó Tổng thống VNCH (1967-1971) chẳng sung sướng gì, đôi khi tỏ ra buồn phiền, nghi kỵ và thất vọng không muốn nói ra sau khi đã theo làn gió chướng, đổi chiều.
Nguyễn Cao Kỳ, từ những ngày ông còn đi lính, hay đang làm Thủ tướng hoặc phó Tổng thống và ngay cả những ngày cuối cùng của nền đệ nhị Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam, chưa khi nào chứng tỏ là người có tính ngại ngùng, không muốn nói ra.
Đối với quần chúng, chính Nguyễn Cao Kỳ đã xác định, trách nhiệm của ông là đóng vai như “một quân nhân, một chính trị gia, và một tài tử (nguyên văn “military man, a politician, and a movie star.” – PREMIER KY: Who Rules Vietnam? Newsweek, Số 27 tháng 9, 1965, trang 32.)
Đã được xem là “tay chơi” vang tiếng một thời ở các vũ trường, phòng trà Sài Gòn đọc những vần thơ lê thê, ướt át, cùng lúc đeo súng lục khắc tên người tinh mới nhất trên bá ngà, ông Nguyễn Cao Kỳ khó có thể là loại người “không muốn nói ra”.
Ngay cả lúc những phi vụ thả biệt kích ra Bắc còn trong vòng bí mật, tháng 7, 1964, ông Nguyễn Cao Kỳ đã tuyên bố với ký giả là ông đã vài lần bay vượt vĩ tuyến 17 (trong hai năm 1960-62). Stanley Karnow xem đây là một tiết lộ đã làm Hoa Kỳ phải xấu hổ vì ở thời điểm ấy ngôn ngữ tuyên truyền của Mỹ vẫn cho cộng sản Bắc Việt là phe duy nhất vi phạm hiệp định Geneva (Vietnam: A History, Stanley Karnow, trang 364).
Khả năng phát ngôn và tuyên bố giựt gân của Nguyễn Cao Kỳ phát triển khá sớm. Năm 1964, khi 34 tuổi, ông tuyên bố “Chúng ta cần đến bốn hay năm Hitler tại Việt Nam.” Tháng 7, 1965 khi tờ New York Post cho đăng lại lời tuyên bố vừa kể thì ông đổi chiều, cải chính gỡ gạc và sau đó trong cuốn Twenty Years and Twenty Days (1976) cho rằng ông chưa bao giờ xem Hitler là thần tượng. (1)
Một tuyên bố khác của ông Nguyễn Cao Kỳ vào những ngày cuối tháng 4, 1975 tại Sài Gòn đại ý cho những người bỏ chạy là đồ hèn nhát và Kỳ sẽ ở lại chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Nhưng đó chỉ là tuyên bố. Ngày 29 tháng 4, 1975, khoảng sau sáu giờ chiều, trực thăng do Nguyễn Cao Kỳ lái đã đáp trên chiến hạm U.S.S. Midway ngoài biển đông trên đường chạy sang Mỹ trong chiến dịch Frequent Wind (White Christmas, The Fall Of Saigon, A Photographer's Diary: April 20-30, 1975, Dirck Halstead và Thư riêng của William A. Bloomer, Thiếu tướng (hồi hưu) Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ, gởi Max Krause thuộc thư khố Đại học Emporia State University, 13/03/2003).
Trên đây chỉ là một vài thí dụ về những tuyên bố của ông Nguyễn Cao Kỳ ngày xưa, hơn 30 năm về trước. Những tuyên bố đó chứng tỏ ông Kỳ không phải loại người “không muốn nói ra” như tác giả Nguyễn Văn Lục nhận xét.
Đó là chuyện ngày xưa. Gần với hiện tại hơn, ngày 13 tháng 6, 2002, trong một bài nói chuyện (2) tại De Anza College ở California, ông Kỳ đã nói và nói rất nhiều. Với bài nói chuyện dài hơn 4000 chữ, một mặt Nguyễn Cao Kỳ quảng cáo cho cuốn Buddha's Child: My Fight to Save Vietnam (St. Martin's Press, 2002), mặt khác ông chuẩn bị cho chuyến bay “theo chiều gió” hai năm sau.
Chuyện ông nói cũng không có gì lạ, vẫn rất “Nguyễn Cao Kỳ”. Cơ bản ông Kỳ cho rằng nếu Mỹ nghe ông và nếu ông không “nhường” quyền lãnh đạo cho ông Nguyễn Văn Thiệu (năm 1967) thì miền Nam đã không thua trận.
Ông Kỳ nói rằng ông đã đề nghị tấn công miền bắc (chỉ có một sư đoàn chính quy phòng thủ) và chỉ cần Mỹ yểm trợ không lực và quân Mỹ sẽ bảo vệ các trung tâm dân sự (I offered to lead a South Vietnamese attack on North Vietnam, which was defended by a single division of regular troops. All I required from the U.S. was air support, and that U.S. troops already in my country would defend population centers.)
Mỹ đã không nghe ông, tiếp tục theo đuổi chiến lược chiến tranh tự vệ để cuối cùng phải bại trận, Nguyễn Cao Kỳ nói tiếp.
Một lý do khác khiến miền Nam thất thủ, theo Nguyễn Cao Kỳ, chính vì quan hệ do thai nghén bất bình thường, không bình đẳng, mang tính chủ tớ giữa Mỹ và Việt Nam.
Như thế, cốt lõi của vấn đề không phải lỗi của Nguyễn Cao Kỳ chính là nền tảng cơ bản để viết thành cuốn Buddha's Child. Ông Kỳ viết cuốn tự truyện để thanh toán nợ nần với kẻ thù hay những người đã cùng ông dính líu tới cuộc chiến. Tuy thế, Nguyễn Cao Kỳ chỉ xuất bản sách thanh toán nợ trần khi Richard Nixon, Lyndon Johnson, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh đã ra người thiên cổ. Cuốn tự truyện của ông kể lại chiến tranh Việt Nam dựa trên những luận điệu và trí nhớ khó có thể kiểm chứng được. Truyện chiến tranh Việt Nam của Nguyễn Cao Kỳ kể thuộc loại sử “có-thể-suýt-nữa-là” (woulda-coulda-shoulda version of war history) theo nhận định của Peter Ross Range – Trưởng phòng sau cùng của tạp chí Time tại Sài Gòn năm 1974-1975 – khi đọc Buddha's Child cho độc giả Washington Post (04/08/2002).
Một ý chính khác trong bài nói chuyện ở De Anza College, ông Nguyễn Cao Kỳ, chuẩn bị thành “Việt Kiều yêu nước”, đã hùng hồn khẳng định:
– Chủ nghĩa cộng sản đã chết tiệt ở Việt Nam.
– Việt Nam bây giờ là Việt Nam kinh tế thị trường.
– Lãnh đạo trẻ ở Việt nam bây giờ muốn bắt chước Nam Hàn, Đài Loan, Singapore để Việt Nam trở thành rồng châu Á.
Ngon hơn nữa, Nguyễn Cao Kỳ rao giảng thuyết kinh tế mở mang, xã hội phát triển (vì ôm chầm lấy tư bản) thì chẳng mấy chốc nền dân chủ pháp trị sẽ chạy ù vào Việt Nam (“Once Vietnam embraces capitalism, democracy and the rule of law will follow.”)
Có lẽ ông Kỳ nên gọi giây nói bàn thêm chút xíu nữa về Phát triển và Dân chủ với Ôn Gia Bảo. Ông nên hỏi xem bao lâu sau ôm tư bản phát triển Việt nam sẽ trở thành quốc gia dân chủ. Thủ tướng nước cộng sản toàn trị “tiên tiến đã nói Trung Quốc cần đến cả 100 năm nữa thì chủ nghĩa xã hội, socialism, mới có thể trở thành dân chủ xã hội, socialist democracy (Wen Jiabao trả lời phỏng vấn của nhật báo Nhân Dân và câu hỏi thêm của ký giả báo Le Monde trong cuộc họp báo ngày 17 tháng 3, 2007).
Một lần nữa, những điều trên đây chứng tỏ rõ ràng ông Nguyễn Cao Kỳ không thể là loại người “thất vọng không muốn nói ra”.
Tuy nhiên, nói và viết về ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ tốn rất nhiều giấy mực, không gian, mặt bằng của mọi người.
Đến đây xin mời tất cả bạn đọc, và đặc biệt mời tác giả bài “Gió chướng đã đổi chiều”, theo dõi tuyên bố mới nhất của Nguyễn Cao Kỳ tại Dana Point nhân dịp người “lãnh đạo trẻ” của đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Minh Triết, chiêu đãi “Việt kiều yêu nước”, “Việt kiều làm ăn” tại California hôm 23 tháng 6, 2007.
Phát biểu của Việt kiều Nguyễn Cao Kỳ (23/06/2007 Dana Point, CA)
Nghe để biết, đọc mà chơi thôi. Việt kiều Nguyễn Cao Kỳ chỉ là một trong hàng ngàn người đang làm ăn vì lợi nhuận với nhà nước cộng sản Việt Nam. Việt kiều Nguyễn Cao Kỳ cũng chỉ là một trong hàng trăm ngàn người du lịch Việt Nam hàng năm hay là một số các cụ già đang về Việt Nam nghỉ hưu. Kỳ có nói gì cũng với tư cách đó, cá nhân của Nguyễn Cao Kỳ.
Ở xã hội dân chủ văn minh, ông Kỳ được quyền tự do tư tưởng và ngôn luận như mọi người, không hơn và không kém. Tuy nhiên trong lời phát biểu ngắn trên đây ông Kỳ coi bộ hơi “Nguyễn Cao Kỳ” quá đấy. Ông cứ tự nhiên, cứ hồ hởi tung hô, cứ ngả mũ chào và chấp nhận đảng cộng sản. Nhưng xin ông đừng vơ vào vì ông chỉ nói cho riêng ông thôi. Làm gì có “chúng ta” ở đây hở ông Nguyễn Cao Kỳ?
Vơ vào coi bộ chưa đã, ông lại bổ thêm một búa sặc mùi độc tài. Ông khơi khơi dán nhãn “lăng nhăng”, chụp mũ “phản quốc” cho những ai không cùng quan điểm với ông. Thưa ông Nguyễn Cao Kỳ, bây giờ là giữa năm 2007 rồi không phải như hồi 65-67, thích bắn là ông lôi ra pháp trường cát ông ạ.
Trong bài quảng cáo sách năm 2002, Nguyễn Cao Kỳ cũng đã một lần vơ vào, và vơ vào rất hoành tráng. Với sinh viên De Anza College, Nguyễn Cao Kỳ lên giọng, “nhân danh tất cả người Việt Nam, tôi cảm ơn 58.000 người Mỹ bao nhiêu năm trước đã hy sinh đến mực tột cùng để bảo vệ tự do cho đất nước tôi.” (And, on behalf of all Vietnamese, I thank the 58,000 Americans who so many years ago made the ultimate sacrifice in defense of my country's liberty).
Cũng trong bài nói chuyện tiền “Việt kiều yêu nước” rất dài đó, ông Kỳ còn nói thêm một ý hơi lạ:
Nguyễn Cao Kỳ, từ những ngày ông còn đi lính, hay đang làm Thủ tướng hoặc phó Tổng thống và ngay cả những ngày cuối cùng của nền đệ nhị Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam, chưa khi nào chứng tỏ là người có tính ngại ngùng, không muốn nói ra.
Đối với quần chúng, chính Nguyễn Cao Kỳ đã xác định, trách nhiệm của ông là đóng vai như “một quân nhân, một chính trị gia, và một tài tử (nguyên văn “military man, a politician, and a movie star.” – PREMIER KY: Who Rules Vietnam? Newsweek, Số 27 tháng 9, 1965, trang 32.)
Đã được xem là “tay chơi” vang tiếng một thời ở các vũ trường, phòng trà Sài Gòn đọc những vần thơ lê thê, ướt át, cùng lúc đeo súng lục khắc tên người tinh mới nhất trên bá ngà, ông Nguyễn Cao Kỳ khó có thể là loại người “không muốn nói ra”.
Ngay cả lúc những phi vụ thả biệt kích ra Bắc còn trong vòng bí mật, tháng 7, 1964, ông Nguyễn Cao Kỳ đã tuyên bố với ký giả là ông đã vài lần bay vượt vĩ tuyến 17 (trong hai năm 1960-62). Stanley Karnow xem đây là một tiết lộ đã làm Hoa Kỳ phải xấu hổ vì ở thời điểm ấy ngôn ngữ tuyên truyền của Mỹ vẫn cho cộng sản Bắc Việt là phe duy nhất vi phạm hiệp định Geneva (Vietnam: A History, Stanley Karnow, trang 364).
Nguồn: vnaf.net |
Một tuyên bố khác của ông Nguyễn Cao Kỳ vào những ngày cuối tháng 4, 1975 tại Sài Gòn đại ý cho những người bỏ chạy là đồ hèn nhát và Kỳ sẽ ở lại chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Nhưng đó chỉ là tuyên bố. Ngày 29 tháng 4, 1975, khoảng sau sáu giờ chiều, trực thăng do Nguyễn Cao Kỳ lái đã đáp trên chiến hạm U.S.S. Midway ngoài biển đông trên đường chạy sang Mỹ trong chiến dịch Frequent Wind (White Christmas, The Fall Of Saigon, A Photographer's Diary: April 20-30, 1975, Dirck Halstead và Thư riêng của William A. Bloomer, Thiếu tướng (hồi hưu) Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ, gởi Max Krause thuộc thư khố Đại học Emporia State University, 13/03/2003).
Thiếu úy Ken Prater (sĩ quan vận chuyển của USS Midway), Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Tướng Ngô Quang Trưởng trên chiến hạm U.S.S. Midway (29/04/1975) |
Nguồn: midwaysailor.com/Ảnh Hải quân Hoa Kỳ |
Đó là chuyện ngày xưa. Gần với hiện tại hơn, ngày 13 tháng 6, 2002, trong một bài nói chuyện (2) tại De Anza College ở California, ông Kỳ đã nói và nói rất nhiều. Với bài nói chuyện dài hơn 4000 chữ, một mặt Nguyễn Cao Kỳ quảng cáo cho cuốn Buddha's Child: My Fight to Save Vietnam (St. Martin's Press, 2002), mặt khác ông chuẩn bị cho chuyến bay “theo chiều gió” hai năm sau.
Chuyện ông nói cũng không có gì lạ, vẫn rất “Nguyễn Cao Kỳ”. Cơ bản ông Kỳ cho rằng nếu Mỹ nghe ông và nếu ông không “nhường” quyền lãnh đạo cho ông Nguyễn Văn Thiệu (năm 1967) thì miền Nam đã không thua trận.
Ông Kỳ nói rằng ông đã đề nghị tấn công miền bắc (chỉ có một sư đoàn chính quy phòng thủ) và chỉ cần Mỹ yểm trợ không lực và quân Mỹ sẽ bảo vệ các trung tâm dân sự (I offered to lead a South Vietnamese attack on North Vietnam, which was defended by a single division of regular troops. All I required from the U.S. was air support, and that U.S. troops already in my country would defend population centers.)
Mỹ đã không nghe ông, tiếp tục theo đuổi chiến lược chiến tranh tự vệ để cuối cùng phải bại trận, Nguyễn Cao Kỳ nói tiếp.
Một lý do khác khiến miền Nam thất thủ, theo Nguyễn Cao Kỳ, chính vì quan hệ do thai nghén bất bình thường, không bình đẳng, mang tính chủ tớ giữa Mỹ và Việt Nam.
Như thế, cốt lõi của vấn đề không phải lỗi của Nguyễn Cao Kỳ chính là nền tảng cơ bản để viết thành cuốn Buddha's Child. Ông Kỳ viết cuốn tự truyện để thanh toán nợ nần với kẻ thù hay những người đã cùng ông dính líu tới cuộc chiến. Tuy thế, Nguyễn Cao Kỳ chỉ xuất bản sách thanh toán nợ trần khi Richard Nixon, Lyndon Johnson, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh đã ra người thiên cổ. Cuốn tự truyện của ông kể lại chiến tranh Việt Nam dựa trên những luận điệu và trí nhớ khó có thể kiểm chứng được. Truyện chiến tranh Việt Nam của Nguyễn Cao Kỳ kể thuộc loại sử “có-thể-suýt-nữa-là” (woulda-coulda-shoulda version of war history) theo nhận định của Peter Ross Range – Trưởng phòng sau cùng của tạp chí Time tại Sài Gòn năm 1974-1975 – khi đọc Buddha's Child cho độc giả Washington Post (04/08/2002).
Một ý chính khác trong bài nói chuyện ở De Anza College, ông Nguyễn Cao Kỳ, chuẩn bị thành “Việt Kiều yêu nước”, đã hùng hồn khẳng định:
– Chủ nghĩa cộng sản đã chết tiệt ở Việt Nam.
– Việt Nam bây giờ là Việt Nam kinh tế thị trường.
– Lãnh đạo trẻ ở Việt nam bây giờ muốn bắt chước Nam Hàn, Đài Loan, Singapore để Việt Nam trở thành rồng châu Á.
Ngon hơn nữa, Nguyễn Cao Kỳ rao giảng thuyết kinh tế mở mang, xã hội phát triển (vì ôm chầm lấy tư bản) thì chẳng mấy chốc nền dân chủ pháp trị sẽ chạy ù vào Việt Nam (“Once Vietnam embraces capitalism, democracy and the rule of law will follow.”)
Có lẽ ông Kỳ nên gọi giây nói bàn thêm chút xíu nữa về Phát triển và Dân chủ với Ôn Gia Bảo. Ông nên hỏi xem bao lâu sau ôm tư bản phát triển Việt nam sẽ trở thành quốc gia dân chủ. Thủ tướng nước cộng sản toàn trị “tiên tiến đã nói Trung Quốc cần đến cả 100 năm nữa thì chủ nghĩa xã hội, socialism, mới có thể trở thành dân chủ xã hội, socialist democracy (Wen Jiabao trả lời phỏng vấn của nhật báo Nhân Dân và câu hỏi thêm của ký giả báo Le Monde trong cuộc họp báo ngày 17 tháng 3, 2007).
Một lần nữa, những điều trên đây chứng tỏ rõ ràng ông Nguyễn Cao Kỳ không thể là loại người “thất vọng không muốn nói ra”.
Tuy nhiên, nói và viết về ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ tốn rất nhiều giấy mực, không gian, mặt bằng của mọi người.
Đến đây xin mời tất cả bạn đọc, và đặc biệt mời tác giả bài “Gió chướng đã đổi chiều”, theo dõi tuyên bố mới nhất của Nguyễn Cao Kỳ tại Dana Point nhân dịp người “lãnh đạo trẻ” của đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Minh Triết, chiêu đãi “Việt kiều yêu nước”, “Việt kiều làm ăn” tại California hôm 23 tháng 6, 2007.
Phát biểu của Việt kiều Nguyễn Cao Kỳ (23/06/2007 Dana Point, CA)
Đấy! Làm gì có chuyện “thất vọng không muốn nói ra”. Trái lại, đây là một lời tuyên bố rất “Nguyễn Cao Kỳ”.Lịch sử Việt Nam đâu phải chỉ có 1 lần có cuộc nội chiến chia đôi Nam Bắc. Nhiều rồi, Trịnh Nguyễn phân tranh. Cuối cùng là cái gì? Đất nước phải thống nhất. Tôi, tôi đã nói nhiều lần: Tôi muốn thống nhất đất nước mà tôi không làm được. Người anh em phía bên kia làm được. Chúng ta bây giờ ngả mũ chào (giơ tay chào) và chấp nhận. Đất nước phải thống nhất. Giản dị thôi. Tôi ít học lắm, mà tôi không phải là chính trị gia. Nói lăng nhăng (gằn giọng) mà không giúp được đất nước thống nhất giàu và mạnh là một lũ phản quốc. Thế thôi (nhún vai). Ngày hôm nay tôi nghe một người nói, không đọc sách, không đọc vở, như tôi nói, không giáo điều là tôi mến rồi. Nhất là nói chuyện anh em đồng bào và đất nước.
Nghe để biết, đọc mà chơi thôi. Việt kiều Nguyễn Cao Kỳ chỉ là một trong hàng ngàn người đang làm ăn vì lợi nhuận với nhà nước cộng sản Việt Nam. Việt kiều Nguyễn Cao Kỳ cũng chỉ là một trong hàng trăm ngàn người du lịch Việt Nam hàng năm hay là một số các cụ già đang về Việt Nam nghỉ hưu. Kỳ có nói gì cũng với tư cách đó, cá nhân của Nguyễn Cao Kỳ.
Ở xã hội dân chủ văn minh, ông Kỳ được quyền tự do tư tưởng và ngôn luận như mọi người, không hơn và không kém. Tuy nhiên trong lời phát biểu ngắn trên đây ông Kỳ coi bộ hơi “Nguyễn Cao Kỳ” quá đấy. Ông cứ tự nhiên, cứ hồ hởi tung hô, cứ ngả mũ chào và chấp nhận đảng cộng sản. Nhưng xin ông đừng vơ vào vì ông chỉ nói cho riêng ông thôi. Làm gì có “chúng ta” ở đây hở ông Nguyễn Cao Kỳ?
Vơ vào coi bộ chưa đã, ông lại bổ thêm một búa sặc mùi độc tài. Ông khơi khơi dán nhãn “lăng nhăng”, chụp mũ “phản quốc” cho những ai không cùng quan điểm với ông. Thưa ông Nguyễn Cao Kỳ, bây giờ là giữa năm 2007 rồi không phải như hồi 65-67, thích bắn là ông lôi ra pháp trường cát ông ạ.
Trong bài quảng cáo sách năm 2002, Nguyễn Cao Kỳ cũng đã một lần vơ vào, và vơ vào rất hoành tráng. Với sinh viên De Anza College, Nguyễn Cao Kỳ lên giọng, “nhân danh tất cả người Việt Nam, tôi cảm ơn 58.000 người Mỹ bao nhiêu năm trước đã hy sinh đến mực tột cùng để bảo vệ tự do cho đất nước tôi.” (And, on behalf of all Vietnamese, I thank the 58,000 Americans who so many years ago made the ultimate sacrifice in defense of my country's liberty).
Cũng trong bài nói chuyện tiền “Việt kiều yêu nước” rất dài đó, ông Kỳ còn nói thêm một ý hơi lạ:
“... những cựu chiến binh thua trận, Việt Nam, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan, Nam Hàn và tất cả những ai đã hỗ trợ cuộc chiến đấu vì tự do của chúng tôi – chúng ta không có lý gì phải xấu hổ. Ba mươi năm cai trị tồi cuối cùng đã chứng minh rằng, chúng ta – những người chống lại chế độ cộng sản – đúng.”
“Therefore I say today that the veterans of that lost war, Vietnamese and Americans, Australians and New Zealanders, Thais and South Koreans and all the others who supported our fight for freedom - we have no cause for shame. Thirty years of misrule prove conclusively that we who opposed the Communist regime were right!”
Thế là thế nào nhỉ? Chống lại chế độ cộng sản, chiến đấu vì tự do là chính nghĩa, là đúng. Nhưng nếu không như ông, ngả mũ chào, chấp nhận và giúp (nhà) nước (vẫn theo chủ nghĩa cộng sản, và quan trọng hơn, vẫn chuyên chế độc tài) giàu mạnh lại là “lăng nhăng”, là “lũ phản quốc”.
Như Nguyễn Cao Kỳ đã phát biểu trên bục, cũng hôm 23 tháng 6 ở Dana Point, “... Ở đây không có chuyện thua, được. Ở đây không có vấn đề Quốc, Cộng”, có thể đúng đấy. Tuy nhiên, vấn đề còn lại cho người Việt Nam ngày hôm nay, ở đây, là lựa chọn giữa:
– Động thái tích cực nhằm thay đổi để đất nước có dân chủ thật sự đem lại công bằng cho toàn dân, hay
– Chấp nhận ngả mũ trước chuyên chính độc tài để mưu cầu tư lợi – chạy theo bả vinh hoa của thiểu số đang cầm quyền.
Điều chắc chắn, dù đồng ý hay không, người viết hoàn toàn tôn trọng quyền lựa chọn riêng của Nguyễn Cao Kỳ chỉ xin nhắc ông, hãy công bằng, tôn trọng những người không cùng suy nghĩ với ông. Thế thôi.
© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 15/07/2006)
Như Nguyễn Cao Kỳ đã phát biểu trên bục, cũng hôm 23 tháng 6 ở Dana Point, “... Ở đây không có chuyện thua, được. Ở đây không có vấn đề Quốc, Cộng”, có thể đúng đấy. Tuy nhiên, vấn đề còn lại cho người Việt Nam ngày hôm nay, ở đây, là lựa chọn giữa:
– Động thái tích cực nhằm thay đổi để đất nước có dân chủ thật sự đem lại công bằng cho toàn dân, hay
– Chấp nhận ngả mũ trước chuyên chính độc tài để mưu cầu tư lợi – chạy theo bả vinh hoa của thiểu số đang cầm quyền.
Điều chắc chắn, dù đồng ý hay không, người viết hoàn toàn tôn trọng quyền lựa chọn riêng của Nguyễn Cao Kỳ chỉ xin nhắc ông, hãy công bằng, tôn trọng những người không cùng suy nghĩ với ông. Thế thôi.
© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 15/07/2006)
Ghi chú:
(1) “People ask me who my heroes are. I have only one-Hitler.” (Marshal Ky, Sunday Mirror (London), July 4, 65, p. 1.)
(2) Former Viet Nam Prime Minister to Speak at De Anza College on June 13.
Đọc toàn văn bài nói chuyện tại đây
No comments:
Post a Comment