Trần
Quang Cơ
Trước
tình hình quốc tế và khu vực ngày càng rối rắm phức
tạp, vấn đề CPC đã được quốc tế hoá cao, chúng tôi
không thể không cùng nhau rà lại những nhân tố cơ bản
trước khi đưa ra những phương án giải quyết.
Qua phân
tích tình hình, chúng tôi thấy việc giải quyết vấn đề
CPC nay đã quốc tế hoá cao nằm trong lợi ích không những
phe phái CPC mà còn đụng đến lợi ích của các nước
trong khu vực và chịu ảnh hưởng tính toán chiến lược
của các nước lớn trên thế giới nữa. Cho nên những
lực lượng trực tiếp can dự vào việc giải quyết vấn
đề Campuchia có thể phân thành 3 tầng: Tầng 1 gồm 5
nước thường trực Hội Đồng Bảo An, chủ yếu là ba
nước lớn: Trung Quốc, Liên Xô và Mỹ. Tầng 2 gồm các
nước Đông Nam Á, chủ yếu là Việt Nam và Thái Lan. Tầng
3 là các bên Campuchia gồm Nhà nước Campuchia (SOC[1]) và 3
phái trong cái gọi là “Campuchia Dân Chủ”. Thoạt nhìn
tưởng chừng như các phe phái CPC và những nước kế cận
phải giữ vai trò quyết định vấn đề CPC vì có lợi
ích “sát sườn”[2]. Nhưng nếu suy xét thật thấu đáo
thì mới thấy giữ vai trò quyết định lại là các nước
lớn. Việc nghiên cứu giải pháp của chúng tôi tất
nhiên phải tập trung vào theo dõi sát những nhân tố trực
tiếp trong tầng thứ ba, nhưng không thể bỏ sót những
động thái trong mối quan hệ giữa các nước thuộc tầng
thứ nhất.
Để
có được phương hướng hành động giữa lúc nhiều nhận
thức về đối ngoại của ta khi đó còn trong tình trạng
tranh tối tranh sáng, chúng tôi đã tổ chức những buổi
thảo luận trong nội bộ CP87 với tinh thần tự do tư
tưởng để có thể nhìn thấy được thực chất của sự
việc. Trong lúc nhận thức con người về thế giới bên
ngoài còn bị chi phối bởi cảm tính mạnh hơn lý trí,
người ta dễ xem nhẹ thực chất vấn đề mà hướng
theo những hiện tượng nhất thời. Sau sự kiện Trường
Sa 1988 mà hải quân Trung Quốc đã gây tổn thất khá nặng
cho hải quân ta và việc Trung Quốc tiếp tục gây căng
thẳng trong quan hệ với ta, bác bỏ các đề nghị của
ta cải thiện quan hệ giữa hai nước, trong nội bộ ta đã
xuất hiện những ý kiến khác nhau. Không khí chung lúc
đầu là không thuận lợi cho việc bình thường hoá quan
hệ với Trung Quốc theo tinh thần Nghị quyết 13 của Bộ
Chính trị. Ta nhìn mặt bành trướng bá quyền của Trung
Quốc đậm nét hơn mặt xã hội chủ nghĩa. Nhiều ý kiến
cho rằng trong khi Trung Quốc đang chống ta trong vấn đề
Campuchia và tìm cách lấn chiếm biên giới hải đảo của
ta, việc ta quyết định rút quân khỏi Campuchia, sửa Lời
nói đầu của Điều lệ Đảng là hữu khuynh trong quan hệ
với Trung Quốc. Chủ trương của Bộ Chính trị về giảm
tuyên truyền chống Trung Quốc cũng không được thực
hiện đầy đủ. Ngày 20.5.1987, với tinh thần thực sự
cầu thị, Bộ Ngoại Giao làm tờ trình lên Bộ Chính trị
kiến nghị sửa Lời nói đầu của Hiến pháp, bỏ chỗ
nói Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất
như đã sửa Điều lệ Đảng, mãi tới 26.8.1988 Quốc Hội
mới có nghị quyết thông qua việc sửa này. Có người
còn nói mỉa: có phải Ngoại giao định quỳ gối trước
Trung Quốc không”. Nhưng rồi sang năm 1989, khi bắt đầu
cuộc khủng hoảng trong phe xã hội chủ nghĩa, một số
ngành trong Trung Ương ta và ngay trong Bộ Chính trị lại
xuất hiện những ý kiến khác nhau về đánh giá sự kiện
Thiên An Môn cũng như đánh giá tình hình Liên Xô–Đông
Âu. Lúc này luận điểm được dùng lại là: “dù bành
trướng thế nào Trung Quốc vẫn là một nước xã hội
chủ nghĩa”.
Tôi
và anh em trong bộ phận thường trực CP87 đã mất khá
nhiều thời giờ tranh luận về thực chất Trung Quốc là
xã hội chủ nghĩa hay bành trướng bá quyền? mặt nào là
chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc? “chủ
nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” cụ thể là gì?
Trung Quốc muốn gì trong vấn đề Campuchia? muốn gì khi
nuôi dưỡng bè lũ Khơ–me đỏ chống Việt Nam? ý đồ
của Trung Quốc đối với Việt Nam?
Chúng
tôi thấy rằng: Trung Quốc ngày nay có hai mặt, mặt xã
hội chủ nghĩa và mặt bành trướng bá quyền. Tính chất
xã hội chủ nghĩa thể hiện tương đối rõ nét hơn về
chính sách đối nội, ở cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế
của họ. Còn đường lối đối ngoại của Trung Quốc
lại mang tính chất cổ truyền của họ là bành trướng
bá quyền. Cái bất biến của Trung Quốc là tham vọng bá
quyền. Nhưng những cái mà Trung Quốc sử dụng làm công
cụ để thực hiện chính sách đó lại là “vạn biến”.
Tùy theo lợi ích của họ trong từng lúc mà một nước
nào đó có thể được Trung Quốc coi là bạn hay là thù.
Tại Đông Nam Á, khi Trung Quốc muốn chống hay gây sức
ép với chính quyền tư sản các nước này thì họ lập
ra, hoặc giúp đỡ lập ra các đảng cộng sản Mao–it[3]
ở Thái Lan, Miến Điện[4], Mã–lai[5], v.v…; khi Trung
Quốc thấy cần tranh thủ các chính quyền tư sản khu vực
này thì ta đã thấy các đảng cộng sản đó lần lượt
tiêu tan để phục vụ cho mục đích của Trung Quốc. Rồi
sau sự kiện Thiên An Môn[6], để xoa dịu phản ứng của
Mỹ và phương Tây, Trung Quốc hy sinh nốt Đảng Cộng sản
Mã–lai theo lệnh của Bắc Kinh, tổng bí thư đảng này
là Trần Bình gốc Trung Quốc, đã ra ký kết đầu hàng
chính quyền Ma–lay–xia và giải tán đảng Cộng sản.
Trường
hợp Khơ–me đỏ sau này cũng vậy, theo tờ “Ý thức
Khơ–me[7]“ ngày 17/10/2000 dưới đầu đề “Trung Quốc
giết Pôn Pốt[8] để đe dọa những chỉ huy Khơ–me đỏ
còn lại buộc trở về với Hun–xen[9] viết “Sau khi đi
gặp Sứ quán Trung Quốc tại Bangkok, Pôn Pốt chết không
phải do bệnh tật cũng không phải do Hun–xen mà chết do
thuốc độc của Trung Quốc(?) Bởi vì Trung Quốc vận
động các chỉ huy Khơ–me đỏ trở về với chế độ
của Thủ tướng Hun–xen không được nên đã giết Pôn
Pốt để đe dọa những chỉ huy Khơ–me đỏ khác… Sở
dĩ Trung Quốc muốn các chỉ huy Khơ–me đỏ trở về với
Hun–xen vì TQ đã chọn Hun–xen làm con bài có lợi về
chính trị cho họ sau khi Pôn Pốt không còn ý nghĩa đối
với họ nữa”.
Tên thật là Hun Bonal và tên dùng khi ở Việt Nam là Hai Phúc. Nguồn: The Paper Trail, Dr Markus Karbaum, Southeast Asia Globe Magazine (April 8, 2013) |
Trong
lịch sử 50 năm của nước C.H.N.D. Trung Hoa thì có hơn 30
năm Trung Quốc hết chống Liên Xô lại chống Việt Nam.
Trên cơ sở đó, tôi hoài nghi là liệu có thể đứng
trên lý tưởng chung xã hội chủ nghĩa để tranh thủ
Trung Quốc được chăng?
Trong
khi nghiên cứu ý đồ Trung Quốc đối với Việt Nam và
trong vấn đề Campuchia, chúng tôi đã thử liệt kê những
thay đổi trong lập trường của Trung Quốc về việc nối
lại đàm phán bình thường hoá quan hệ với ta trong thời
gian 1980–1988. Kết quả cho thấy là từ khi Trung Quốc
đơn phương chấm dứt vòng 2 đàm phán Việt –Trung về
bình thường hoá quan hệ hai nước vào ngày 8.3.1980, Trung
Quốc đã luôn luôn nâng cao điều kiện nối lại đàm
phán với Việt Nam:
A
(1980–9/1985) Trung Quốc đòi ta rút hết quân khỏi CPC thì
sẵn sàng nối lại đàm phán
-
Tháng 10.1982, tại vòng 1 đàm phán Xô–Trung, Trung Quốc
trao cho Liên Xô bản đề nghị 5 điểm về vấn đề
Campuchia trong đó điểm 2 nói: Việt Nam tuyên bố rút hoàn
toàn. Trung Quốc sẽ tiến hành tham khảo với Việt Nam về
bình thường hoá quan hệ hai nước ngay sau khi Việt Nam
rút những đơn vị đầu tiên. Tháng 3.1983, Trung Quốc đưa
ra công khai đề nghị này.
-
Sau chiến dịch pháo kích và tập kích quy mô lớn trên
toàn tuyến biên giới miền Bắc nước ta kéo dài 3 tháng
(tháng 4–6.1984), Trung Quốc tuyên bố: chỉ cần Việt Nam
hứa rút quân khỏi Campuchia thì hai bên sẽ mở đàm phán.
B
Từ tháng 9/1985 đến cuối năm 1985 khi ta tuyên bố sẽ
rút hết quân khỏi Campuchia trong năm 1990, Trung Quốc lại
không nói “sẵn sàng đàm phán” với ta nữa, mà chỉ
nói sẽ nói chuyện qua đại sứ hai bên.
-
Ngày 6.9.1985, đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội gửi
công hàm trả lời công hàm ngày 21.8.85 của Bộ Ngoại
Giao trong đó nói: “Việt Nam tuyên bố thời gian rút quân
kéo dài đến 1990 và đặt điều kiện vô lý cho việc
rút quân, như vậy là chưa có thiện chí. Đàm phán giữa
hai nước với bất cứ hình thức nào cũng khó đạt kết
quả. Nếu Việt Nam có vấn đề gì cần nói thì cứ
chuyển qua đại sứ hai bên”.
C
Từ cuối 1985 đến tháng 3.1986, Trung Quốc một mặt vẫn
đòi ta cam kết rút quân nhưng đưa thêm điều kiện là
nếu Việt Nam không loại trừ lực lượng Polpot thì Trung
Quốc sẽ đàm phán ngay với Việt Nam.
-
Ngày 18.12.1985, lãnh tụ Rumani Ceausescu[10] sau khi thăm Trung
Quốc thông báo với anh Hoàng Tùng để chuyển Tổng Bí
Thư Lê Duẩn: “Trung Quốc sẽ đàm phán ngay với Việt
Nam, nếu Việt Nam đồng ý không loại trừ lực lượng
Pol Pot. Đàm phán sẽ bắt đầu trong khi Việt Nam chưa rút
hết quân khỏi Campuchia, song cần cam kết rút hết”.
D
Từ tháng 3.1986 (khi 3 phái Khơ–me phản động đưa đề
nghị 8 điểm) đến nay (6.1987) Trung Quốc đòi Việt Nam
rút hết quân nhưng đòi Việt Nam nói chuyện với “Chính
phủ liên hiệp CPC dân chủ” và với Sihanouk, còn Trung
Quốc chỉ đàm phán trực tiếp với Việt Nam sau khi vấn
đề Campuchia được giải quyết theo cách của Trung Quốc.
-
Ngày 25.8.1986, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Thuật
Khanh nói với vụ phó Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại Giao ta Vũ
Thuần: Trung Quốc không thể thay mặt Campuchia để bàn
với Việt Nam vấn đề Campuchia được, Việt Nam phải
bàn với Campuchia Dân chủ.
-
Tháng 10.1986, TBT Hồ Diệu Bang[11] nói với Honecker[12] đang
thăm Trung Quốc “Lúc đầu Trung Quốc nghĩ có thể đàm
phán (với Việt Nam) trước, rút quân sau. Nhưng sau tính
lại nhiều lần, Trung Quốc quyết định Việt Nam phải
rút quân trước, sau đó mới đàm phán. Đây là phương
án tốt nhất, nếu không sẽ tác động không tốt tới
ASEAN và 3 phái (Sihanouk, Son San[13] và Khơ–me đỏ)”.
-
Ngày 14.5.1987, Đặng Tiểu Bình tiếp Tổng thư ký Liên
Hiệp Quốc De Cuellar và nhờ ông ta chuyển cho ta một
“thông điệp miệng” (message oral): chỉ khi nào vấn đề
Campuchia được giải quyết theo cách này (Việt Nam rút
quân khỏi Campuchia, lập chính phủ liên hiệp 4 bên gồm
Sihanouk, Son San Khieu Samphon[14], Heng Xamrin[15]; do Sihanouk
đứng đầu) thì Trung Quốc mới đàm phán trực tiếp với
Việt Nam. Đàm phán như vậy sẽ bao gồm cả vấn đề
bình thường hoá quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Còn trước đó thì mọi cuộc đàm phán trực tiếp đều
không thể có được.
Như
vậy là từ sau khi đơn phương cắt đứt cuộc đàm phán
(sau khi Trung Quốc gây chiến tranh xâm lược Việt Nam
tháng 2/1979, ta đã có 2 vòng đàm phán với Trung Quốc:
vòng 1 từ 18/4 đến 18/5/1979 tại Hà Nội; vòng 2 từ
28/6/79 đến 6/3/80 tại Bắc Kinh) từ năm 1980 đến cuối
năm 1988, đã ngót hai chục lần Việt Nam gửi thư hoặc
công hàm cho Trung Quốc đề nghị nối lại đàm phán
nhưng đều bị Trung Quốc bác với lý do này hoặc lý do
khác. Và Trung Quốc nâng cao dần điều kiện lên (tựu
chung là về quân sự đòi Việt Nam rút quân, về chính
trị đòi Việt Nam chấp nhận việc lập chính phủ liên
hiệp ở Campuchia, bao gồm cả Khơ–me đỏ). Trong khi
thoái thác đàm phán với ta, Trung Quốc xúc tiến đàm
phán bình thường hoá quan hệ với Liên Xô (từ tháng
10.1982) và với Lào (từ cuối 1986) để cô lập và ép
Việt Nam. Đặc biệt là thông qua đàm phán với Liên Xô.
Sau khi Gorbachov lên làm tổng bí thư Đảng cộng sản Liên
Xô (11/3/1985). Xô–Trung bắt đầu bàn đến vấn đề
Campuchia trong vòng đàm phán thứ 7 ở Bắc Kinh
(4–20/10/1985), Trung Quốc thể hiện ngay thái độ làm
cao, không nói đến đàm phán với Việt Nam nữa để gia
tăng sức ép đối với Việt Nam về vấn đề Campuchia.
Trong vòng 10 đàm phán Xô–Trung ở Mạc–tư–khoa
(7.2.1987), Trung Quốc nêu lại “3 trở ngại” trong việc
bình thường quan hệ với Liên Xô mà trở ngại lớn nhất
là việc Việt Nam xâm lược Campuchia. Và cũng từ đó,
các lần gặp gỡ Xô–Trung đều tập trung bàn vấn đề
Campuchia và công khai hoá điều đó.
[1]
State of Cambodia
[2]
“vested interest”[3] Maoist
[4] Myanmar
[5] Malaysia
[6] Quảng trường Tiananmen nơi hang ngàn thanh niên thiếu nữ TQ bị quân đội nhân dân đàn áp trong cuộc vận động đòi tự do dân chủ từ tháng 4 đến tháng 6.1989
[7] Moneaksekar Khmer (Khmer Conscience)
[8] Pol Pot, lãnh tụ Khmers Đỏ
[9] Samdech Hun Sen
[10] Nicolae Andruta Ceausescu (26.1.1918–25.12.1989). Nicolae cùng vợ là Elena (thành viên BCT đảng CS Romania) bị bắt và xử bắn sau cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài và đảng CS Romania.
[11] Tổng Bí Thư (1980–1987) Hu Yaobang (1915–15.4.1989)
[12] Erich Honecker (August 25, 1912 – May 29, 1994),
[13] Son Sann (5.10.1911, Phnom Penh, Cambodia—19.12. 2000, Paris, France) – Lãnh tụ MTGPQGND Khmer (KPNLF)
[14] Khieu Samphan (27.7.1931–) Tổng Tư Lệnh QĐ Khmer Đỏ, Quốc Trưởng Cambodia (14.4.1976–7.1.1979)
[15] Heng Samrin – Quốc Trưởng Cambodia (1979–1991)
No comments:
Post a Comment