Vi Quốc Thanh |
(Tiếp theo phần II)
Quan
hệ giữa ĐCVQS và cấp chỉ huy bộ đội Việt Minh
Ngoài những đoạn viết để biểu dương tinh thần “vừa là anh em vừa là đồng chí”, tác giả các bài viết trong tập Hồi Ký còn có những phê bình về bộ đội Việt Minh.
Vi Quốc Thanh cho rằng “quân đội nhân dân nói chung không đề bạt cán bộ trong chiến sĩ, mà là tuyển dụng học sinh thanh niên,... phân phối về bộ đội làm cán bộ trung đội, đại đội.” Một tác giả tập Hồi ký, Vu Hoá Thầm, nói những cán bộ loại này nhiều “người không biết đánh giặc, không biết chỉ huy, ra trận nhút nhát, tham sống sợ chết” và được xếp vào “thành phần khá phức tạp” trong hàng ngũ cán bộ các cấp(36).
Độc Kim Ba viết
“Tôi phát hiện chức vụ cán bộ chỉ huy càng cao, càng không hiểu rõ tình hình chiến đấu cụ thể, họ có thể chỉ huy bộ đội khi tiếp cận địch, cũng có thể chỉ huy khi hai bên bắn nhau, một khi bắt đầu xung kích thì họ không hiểu tình hình”(37).
Cho
rằng cán bộ chỉ huy của Việt Minh không biết đánh
giặc, nhút nhát vì thuộc “thành phần khá phức tạp”,
không thuộc thành phần cơ sở, hoàn toàn không phản ảnh
đúng thực tế lúc bấy giờ. Thử nhìn qua một số cán
bộ lãnh đạo của bộ đội Việt Minh trong thời chiến
tranh Đông Dương lần thứ nhất.
‒ Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch Biên giới Hoàng Văn Thái, tên thật là Xiêm, con gia đình nông dân nghèo, 13 tuổi đã bỏ học đi làm thuê, cắt tóc. Đến 18 tuổi đi làm thợ mỏ ở Quảng Ninh rồi Cao Bằng(38).
‒ Chính ủy khu Tây Bắc, Bí thư Ban cán sự bộ đội tình nguyện vùng Thượng Lào, Chính ủy Đại đoàn 308, Bí thư Đại đoàn ủy Song Hào 19 tuổi đã hoạt động các mạng và cũng là nguời tổ chức hội Ái hữu thợ thêu(39).
‒ Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Đại đoàn 308, Đại tá Vương Thừa Vũ theo cha sang Vân Nam từ nhỏ và sau làm thợ hỏa xa ở đó(40).
‒ Phó Chính ủy, Chính ủy Đại đoàn 316, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316 Chu Huy Mân sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, mồ cô cha từ bé, hoạt động cách mạng sớm; 17 tuổi đã là đảng viên cộng sản(41).
‒ Chính ủy Liên khu 3, kiêm Tư lệnh liên khu, Thường vụ Khu ủy Khu 3, sau chiến dịch Biên giới là Tư lệnh kiêm Chính ủy Đại đoàn chủ lực 320 Văn Tiến Dũng sinh ra trong gia đình vô sản, mồ côi mẹ từ nhỏ. 15 tuổi mất cha giúp anh làm thợ may; 17 tuổi làm công nhân xưởng dệt. Hai mươi tuổi vào đảng(42).
‒ Phó Chính uỷ, rồi Chính uỷ Đại đoàn 351, 305, Bí thư Đảng uỷ Đại đoàn Phạm Ngọc Mậu gốc nông dân, 20 là đảng viên cộng sản(43).
‒ Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn số 3 sau là Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn pháo binh 351 Doãn Tuế, 14 tuổi đã thoát ly gia đình đi lính khố xanh phục vụ trong pháo binh Pháp trước 1945.
Nhìn chung, cấp lãnh đạo bộ đội Việt Minh trong chiến tranh chống Pháp là người làm thuê, thợ may, thợ mỏ, thợ hoả xa, nông dân, thợ thêu, thợ dệt, lính khố xanh,.. đều thuộc thành phần cơ bản (công nông, nghèo hoặc vô sản). Trong đó cũng có một số, ít hơn, là ngoại lệ thuộc “thành phần khá phức tạp”. Thí dụ, Trung đoàn trưởng 174 Đặng Văn Việt, con quan của triều đình nhà Nguyễn, Đại đoàn phó đại đoàn 308 Cao Văn Khánh tốt nghiệp cử nhân Luật và đi dạy học, hay Trung đoàn phó rồi Trung đoàn trưởng các Trung đoàn: Sơn La, Sơn Tây, quyền Khu trưởng Khu XIV, khu phó Liên khu X Lê Trọng Tấn con cụ đồ, học trò trường Bưởi, đá bóng và đi lính cho Pháp (hạ sĩ lính khố đỏ).
Tuy không nhắc đến đóng góp của ĐCVQS cũng như viện trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Pháp trong cuốn “Điện Biên Phủ” (Nxb Thế giới 1994) như Bob Seals ghi nhận, Võ Nguyên Giáp, theo lời kể của Vu Hoá Thầm, đã nói về Vi Quốc Thanh nhân dịp thăm vợ và con gái của Vi trong kỳ tham dự Á Vận hội Bắc Kinh tháng 9, năm 1990:
“...Khi đồng chí nói sắp rời Việt Nam, chúng tôi cùng nhìn lại công tác mấy năm qua, quan hệ giữa chúng tôi rất tốt. Đồng chí tặng tôi một bức hoành xinh đẹp ‘Gió đông đón khải hoàn’ vẫn treo trong phòng làm việc của tôi, người bạn tri kỷ nhất của tôi là đồng chí Vi Quốc Thanh”(44).
Khi
phê bình lãnh đạo bộ đội Việt Nam các tác giả của
tập Hồi Ký thường không nêu đích danh và chỉ dùng đại
danh từ bất định.
“Lúc này có người lãnh đạo Việt Nam bàn tán rằng, nếu thừa thắng xốc tới đánh lấy Hà Nội thì tốt biết mấy! Có người nói đánh Hà Nội cần phải đánh sân bay Gia Lâm trước, đồng thời cắt đứt con đường của địch từ Hà Nội thông ra các cảng ven biển như Hải Phòng, v.v...”
Hay
“Phía Việt Nam có người lãnh đạo có tư tưởng kiêu căng mù quáng lại bộc lộ ra. Khẩu hiệu “tổng phản công” lại dâng cao, chủ yếu thể hiện trong việc lựa chọn hướng tác chiến tiếp theo”(45).
Trần Canh (c. 1950) |
“Khuyết điểm lớn nhất của người cộng sản Việt Nam là lo ngại người khác biết được chỗ yếu của mình. Họ không có tinh thần tự phê của người bônsêvíc.”
Theo
Trần Canh, Giáp là minh chứng tiêu biểu nhất của khuyết
điểm này(47).
Lời kết
Trong lịch sử ngàn năm trước hay ngay thời đương đại, quan hệ Việt–Trung lúc nào cũng là mối quan tâm của người Việt Nam, nhất là trước những đe doạ lớn đến chủ quyền và những thua mất tài nguyên đất nước trong thời gian gần đây dọc đường biên giới phía Bắc cũng như ở Vịnh Bắc Việt, cả vùng Biển Đông và trước mặt là mối cơ nguy môi sinh Tây Nguyên bị phá huỷ, và không xa lắm, dòng Cửu Long cạn nước.
Tập Hồi Ký này chỉ rõ một phần tư duy và cách ứng xử của Đảng Cộng sản Trung Quốc và ban lãnh đạo nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc đối với đảng Lao Động Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong chiến tranh chống Pháp – hô hào tinh thần quốc tế chủ nghĩa không ngoài mục đích bảo vệ an ninh và nâng cấp quyền lợi riêng của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Tại sao lại có sự gạn lọc “Ghi chép thực về việc tham dự của Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc trong cuộc viện trợ Việt Nam Chiến đấu chống Pháp” của Nhóm biên tập về Lịch sử của Đoàn Cố vấn Quân sự Trung Quốc tại Việt Nam do nhà xuất bản Giải phóng Quân Nhân dân ấn hành năm 1990 tại Bắc Kinh thành “Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” (Hồi ký của những người trong cuộc) do nhà xuất bản Lịch sử Ðảng Cộng Sản Trung Quốc phát hành năm 2002?
Chắc chắn, không ai hiểu người anh-em-đồng-chí cộng sản Trung Quốc hơn người cộng sản Việt Nam. Cuốn bạch thư Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua do nhà xuất bản ự Thật ấn hành tháng 10, năm 1979 tại Hà Nội là bằng cớ không thể tranh cãi.
Đã
thế, tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam để mãi đến
2009 mới cho phép dịch Hồi ký sang tiếng
Việt để “lưu hành nội bộ”?
Hồ Chí Minh cùng Trần Canh bàn kế hoạch chiến tranh biên giới (1950). Nguồn: blog.udn.com |
Âu đây cũng là một bài học lịch sử quý giá cho tất cả mọi người Việt quan tâm đến vận mệnh dân tộc.
Ngày 7 tháng 5, 2009.
(Đọc tiếp Phụ Đính)
Nguồn: © TruyềnThông ‒ Communications, trang 3-16, No. 32-33 Hạ-Thu 2009, Montreal, Quebec, Canada.
(36) Vu Hoá Thầm, Đồng chí Vi Quốc Thanh trong viện trợ Việt nam đấu tranh chống Pháp.
(38) Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
(39) Thông tấn xã Việt Nam
(40) Bách Khoa Toàn thư mở (BKTTM)
(41) Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
(42) Bảo tàng lịch sử quân sự, Báo tiền phong online
(43) Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
(44) Vu Hoá Thầm, Đồng chí Vi Quốc Thanh trong viện trợ Việt Nam đấu tranh chống Pháp.
(45) Độc Kim Ba, Ghi lại chặng đường tham gia Đoàn Cố vấn Quân sự sang Việt Nam.
(46) Chen Geng, Chen Geng riji, (Chen Geng’s Diaries), Vol. 2, pp 21, 36 (Beijing: People’s Liberation Army Press, 1984).
(47) Qiang Zhai, trang 64. Christopher E. Goscha, trang 105.
No comments:
Post a Comment