The Economist — Trà Mi lược dịch
Cánh tả ở Trung Quốc đi đến lý thuyết của họ không phải bắt nguồn từ Confucius mà từ Marx. Nếu Marx còn sống hôm nay, ông ta hẳn sẽ cho rằng Trung Quốc là một, có thể là hai, cuộc cách mạng đang chờ bùng nổ.
Cuộc cách mạng kế tiếp của Trung Quốc
Bộ luật mới về quyền sở hữu là một đột phá dù có gây hy vọng chế độc độc đảng có thể tiêu tan
Khoảng 2.500 năm trước, một trong những tư tưởng lớn của Khổng Phu Tử (Confucius) là khái niệm “chính danh”. Nếu tất cả mọi người đều là hiếu tử, nghĩa phụ, minh quân, trung thần thì chuyện đời đều đã yên ổn cả. Một tiếng vọng không rõ lắm của thuyết chính danh này đã vang dội suốt tuần qua tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bejing, nơi, hàng năm, gần 3.000 đại biểu của quốc hội Trung Quốc, Quốc Dân Đại hội (NPC), tụ tập hưởng thụ hai tuần ăn nhậu, ngủ gật và bấm nút “đồng ý”. Sống xứng đáng với tên của mình dường như là một vấn đề cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng (duy nhất) ra lệnh cho Quốc hội phê chuẩn luật pháp, và tên của Đảng lại chính là “đảng tài sản-chung”.
Với tên đảng như thế thì qủa là điều xấu hổ về mặt tư duy khi Trung Quốc đang có một khu vực tư doanh phồn thịnh và thật lớn, chiếm gần 2/3 tổng sản lượng nội địa (GDP). Như thế mà một bộ luật, sắp được quốc hội gật cho qua trong tháng này, cho phép cá nhân được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu như nhà nước (đã có), vẫn gây ra những tranh cãi không bình thường. Luật quyền sở hữu này đáng lý đã được phê chuẩn từ năm ngoái nhưng phải dời lại vì phản đối của cánh thủ cựu cho rằng đây là sự bán đứng tư tưởng Mác Lê Mao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung thành với tư tưởng Mác Lê Mao chỉ là vờ vịt của Đảng.
Quyết định ban hành bộ luật này mặc kệ phản đối của cánh tả là một chiến thắng tượng trưng cho phe cổ xuý đổi mới kinh tế và nhà nước pháp trị. Rõ ràng hơn nữa, chấp hành luật quyền sở hữu là điều thiết yếu nếu Trung Quốc muốn tiếp tục cuộc phát triển 30 năm qua và muốn chế ngự được những căng thẳng xã hội từ sự phát triển này để chúng không trở thành bạo động tràn lan khắp nước. Hàng tháng, người ta chứng kiến hàng ngàn cuộc xuống đường phản đối của nông dân khắp nơi vì bị nhà nước chiếm/mua đất với giá tào lao hay không có bồi thường nào cả. Cũng như những năm trước, xoa dịu thành phần bị bỏ rơi trong cuộc chay đua phát triển đã trở thành chủ đề chính của Quốc hội.
Tại các thành phố, và có tầm quan trọng hơn đối với những người quyết định thông qua dự luật, một giai cấp trung lưu đang phát triển có tài sản gắn liền với nhà đất muốn để gia tài lại cho con duy nhất của họ. Thành phần trung lưu này đang sốt ruột lo âu về mức an toàn của tài sản cá nhân, và cũng như nông dân ở nhà quê, họ đang trở nên mạnh dạn hơn. Tại các quốc gia khác, sự xuất hiện của giai cấp trung lưu như một lực lương chính trị quan trọng là bắt đầu cho cuộc chuyển đổi, không thể ngưng được, sang chế độ đa nguyên.
Hành trình vạn bước
Tuy thế, trong giai đoạn ngắn trước mặt đừng mong đợi nhiều quá. Luật sở hữu mới nhất này chỉ là một bước Trung Quốc đang mệt nhọc lần mò để ra khỏi ngõ mù của chủ nghĩa Mao. Một thay đổi lớn trong năm 2002 là việc cho phép thương nhân gia nhập Đảng Cộng sản, và như thế đã nghiễm nhiên biến đội cách mạng tiên phong thành mạng lưới kết hợp cho các chủ nhân ông. Năm 2004, Trung Quốc thay đổi hiến pháp công nhận quyền sở hữu. Nhưng Hiến Pháp Trung Quốc, không phải là tài liệu chỉ đường, chỉ ghi lại những thay đổi liên tục đang xảy ra. Như thế, chẳng có gì đổi thay hết.
Luật quyền sở hữu này vẫn không trả lời dứt khoát câu hỏi khó nhất: ai làm chủ cái gì? Điều này đặc biệt đúng ở thôn quê, nơi cuộc cách mạng “Bước Nhẩy Vọt” của Mao Trạch Đông 50 năm trước đã biến ruộng nương thành của chung. Sau này nông dân đã được cho thuê đất ngắn hạn (30 năm) để trồng trọt. Nhưng ngay cả phạm vi ngoài canh nông, thường không ai hiểu rõ chủ một xí nghiệp “tư doanh” là những cá nhân, là chính quyền địa phương hay là một đơn vị trực thuộc đảng. Và ngược lại, những xí nghiệp “quốc doanh” của “nhà nước” đang hoạt động không khác như là tư sản của các ông chủ hãng. Hơn nữa, nếu một kẻ thể cô dùng luật mới để bảo vệ quyền lợi của mình thì chắc chắn bộ máy tư pháp tham nhũng và dễ bảo sẽ tìm đủ cách để người thấp cổ bé miệng chỉ phí thời gian kiện tụng. Từ ngày có cuộc Cách mạng Văn Hoá, khi Quốc hội phê chuẩn đúng một bộ luật trong khoảng 1967 – 1976, cơ quan lập pháp Trung Quốc phê chuẩn luật ào ào. Nhưng chỉ làm luật và phê chuẩn luật thì vẫn không phải là nhà nước pháp trị.
Điều này dẫn đến bế tắc sau cùng: Thiếu vắng một cơ chế hành pháp chịu trách nhiệm trả lời (trước quốc dân) thì việc đổi mới thiết yếu của hệ thống luật pháp sẽ không thể xẩy ra được. Như việc phê chuẩn bộ luật mới về quyền sở hữu cho thấy, giờ đây đảng đang tỏ ra hơi biết lắng nghe ý dân hơn trong quá khứ. Tuy thế đảng vẫn chỉ huy một bộ máy nhà nước luôn luôn cố gắng hết sức đè bẹp mọi tiếng nói bất đồng, kiểm soát gắt gao giới truyền thông và hoang phí tài nguyên để chi cho bộ máy kiểm duyệt mạng internet tốt tân nhất. Quyền sở hữu mới chỉ là một bắt đầu; nhưng chỉ có tranh đua ở chính trường và nếu có được một khối truyền thông tương đối cởi mở mới có thể bảo đảm luật pháp được thi hành.
Cuồng tín tiểu tư sản có thể là điều tốt
Ngày hôm nay không có cách mạng. Tuy nhiên, trên đường dài, phe tả chống đối luật quyền sở hữu ở Trung Quốc lo lắng về sự việc khởi đầu vào tháng ba này là điều không sai. Họ hiểu bộ luật này đã củng cố quyền của bọn cướp đã đánh cắp của quốc gia khi họ tư hữu hoá tài sản. Họ cũng hiểu rằng luật quyền sở hữu, vì mọi chi tiết chuyên môn của nó, không hoà cùng điệu với một chính quyền công khai là cộng sản.
Cánh tả ở Trung Quốc đi đến lý thuyết của họ không phải bắt nguồn từ Confucius mà từ Marx. Nếu Marx còn sống hôm nay, ông ta hẳn sẽ cho rằng Trung Quốc là một, có thể là hai, cuộc cách mạng đang chờ bùng nổ. Thứ nhất là cuộc cách mạng tư sản do giai cấp trung lưu có tài sản vừa xuất hiện, mà bộ luật mới này có thể hỗ trợ, lãnh đạo. Thứ hai, khả năng bùng nổ cuộc cách mạng của nông dân đang phẫn uất sôi sục, có lẽ, vì những thiếu sót của chính bộ luật này. Quyền sở hữu là gốc rễ của cả hai cuộc cách mạng — các nghị gật ở quốc hội đã bắt đầu một quá trình, một ngày nào đó, sẽ thay đổi toàn bộ đất nước của họ.
© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 11/03/2007)
Khoảng 2.500 năm trước, một trong những tư tưởng lớn của Khổng Phu Tử (Confucius) là khái niệm “chính danh”. Nếu tất cả mọi người đều là hiếu tử, nghĩa phụ, minh quân, trung thần thì chuyện đời đều đã yên ổn cả. Một tiếng vọng không rõ lắm của thuyết chính danh này đã vang dội suốt tuần qua tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bejing, nơi, hàng năm, gần 3.000 đại biểu của quốc hội Trung Quốc, Quốc Dân Đại hội (NPC), tụ tập hưởng thụ hai tuần ăn nhậu, ngủ gật và bấm nút “đồng ý”. Sống xứng đáng với tên của mình dường như là một vấn đề cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng (duy nhất) ra lệnh cho Quốc hội phê chuẩn luật pháp, và tên của Đảng lại chính là “đảng tài sản-chung”.
Công sản vs. Tư bản. Nguồn: american.com |
Quyết định ban hành bộ luật này mặc kệ phản đối của cánh tả là một chiến thắng tượng trưng cho phe cổ xuý đổi mới kinh tế và nhà nước pháp trị. Rõ ràng hơn nữa, chấp hành luật quyền sở hữu là điều thiết yếu nếu Trung Quốc muốn tiếp tục cuộc phát triển 30 năm qua và muốn chế ngự được những căng thẳng xã hội từ sự phát triển này để chúng không trở thành bạo động tràn lan khắp nước. Hàng tháng, người ta chứng kiến hàng ngàn cuộc xuống đường phản đối của nông dân khắp nơi vì bị nhà nước chiếm/mua đất với giá tào lao hay không có bồi thường nào cả. Cũng như những năm trước, xoa dịu thành phần bị bỏ rơi trong cuộc chay đua phát triển đã trở thành chủ đề chính của Quốc hội.
Tại các thành phố, và có tầm quan trọng hơn đối với những người quyết định thông qua dự luật, một giai cấp trung lưu đang phát triển có tài sản gắn liền với nhà đất muốn để gia tài lại cho con duy nhất của họ. Thành phần trung lưu này đang sốt ruột lo âu về mức an toàn của tài sản cá nhân, và cũng như nông dân ở nhà quê, họ đang trở nên mạnh dạn hơn. Tại các quốc gia khác, sự xuất hiện của giai cấp trung lưu như một lực lương chính trị quan trọng là bắt đầu cho cuộc chuyển đổi, không thể ngưng được, sang chế độ đa nguyên.
Hành trình vạn bước
Tuy thế, trong giai đoạn ngắn trước mặt đừng mong đợi nhiều quá. Luật sở hữu mới nhất này chỉ là một bước Trung Quốc đang mệt nhọc lần mò để ra khỏi ngõ mù của chủ nghĩa Mao. Một thay đổi lớn trong năm 2002 là việc cho phép thương nhân gia nhập Đảng Cộng sản, và như thế đã nghiễm nhiên biến đội cách mạng tiên phong thành mạng lưới kết hợp cho các chủ nhân ông. Năm 2004, Trung Quốc thay đổi hiến pháp công nhận quyền sở hữu. Nhưng Hiến Pháp Trung Quốc, không phải là tài liệu chỉ đường, chỉ ghi lại những thay đổi liên tục đang xảy ra. Như thế, chẳng có gì đổi thay hết.
Trung Quốc tư bản. Nguồn: american.com |
Bộ luật này, cũng thế, sẽ không mang đến cuộc cách mạng toàn diện về quyền sở hữu, thoả mãn yêu cầu phát triển của Trung Quốc. Thật thế, luật này sẽ không giải quyết được yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay là cho nông dân được quyền sở hữu các mảnh ruộng họ đang canh tác, cày bừa. Nếu được quyền bán ruộng đất, hàng triệu nông dân đang trồng trọt không toàn thời gian, không đủ việc làm, có khả năng tìm được việc làm ích lợi hơn. Những nông dân ở lại sẽ có ruộng đất nhiều hơn để canh tác, và với hiệu quả tốt hơn. Luật quyền sở hữu mới này cũng không cho phép dùng ruộng đất làm thế chấp để vay tiền và đầu tư để nâng cao sản xuất. Và ngay cả bây giờ, đất của nông dân cũng vẫn có thể bị nhà nước thu hồi, đây là điều không khích lệ nông dân đầu tư thêm. Đa số ruộng đất tốt đã bị chiếm cứ, và luật quyền sở hữu mới này đơn thuần bảo vệ của quân ăn cướp.
Luật quyền sở hữu này vẫn không trả lời dứt khoát câu hỏi khó nhất: ai làm chủ cái gì? Điều này đặc biệt đúng ở thôn quê, nơi cuộc cách mạng “Bước Nhẩy Vọt” của Mao Trạch Đông 50 năm trước đã biến ruộng nương thành của chung. Sau này nông dân đã được cho thuê đất ngắn hạn (30 năm) để trồng trọt. Nhưng ngay cả phạm vi ngoài canh nông, thường không ai hiểu rõ chủ một xí nghiệp “tư doanh” là những cá nhân, là chính quyền địa phương hay là một đơn vị trực thuộc đảng. Và ngược lại, những xí nghiệp “quốc doanh” của “nhà nước” đang hoạt động không khác như là tư sản của các ông chủ hãng. Hơn nữa, nếu một kẻ thể cô dùng luật mới để bảo vệ quyền lợi của mình thì chắc chắn bộ máy tư pháp tham nhũng và dễ bảo sẽ tìm đủ cách để người thấp cổ bé miệng chỉ phí thời gian kiện tụng. Từ ngày có cuộc Cách mạng Văn Hoá, khi Quốc hội phê chuẩn đúng một bộ luật trong khoảng 1967 – 1976, cơ quan lập pháp Trung Quốc phê chuẩn luật ào ào. Nhưng chỉ làm luật và phê chuẩn luật thì vẫn không phải là nhà nước pháp trị.
Điều này dẫn đến bế tắc sau cùng: Thiếu vắng một cơ chế hành pháp chịu trách nhiệm trả lời (trước quốc dân) thì việc đổi mới thiết yếu của hệ thống luật pháp sẽ không thể xẩy ra được. Như việc phê chuẩn bộ luật mới về quyền sở hữu cho thấy, giờ đây đảng đang tỏ ra hơi biết lắng nghe ý dân hơn trong quá khứ. Tuy thế đảng vẫn chỉ huy một bộ máy nhà nước luôn luôn cố gắng hết sức đè bẹp mọi tiếng nói bất đồng, kiểm soát gắt gao giới truyền thông và hoang phí tài nguyên để chi cho bộ máy kiểm duyệt mạng internet tốt tân nhất. Quyền sở hữu mới chỉ là một bắt đầu; nhưng chỉ có tranh đua ở chính trường và nếu có được một khối truyền thông tương đối cởi mở mới có thể bảo đảm luật pháp được thi hành.
Cuồng tín tiểu tư sản có thể là điều tốt
Ngày hôm nay không có cách mạng. Tuy nhiên, trên đường dài, phe tả chống đối luật quyền sở hữu ở Trung Quốc lo lắng về sự việc khởi đầu vào tháng ba này là điều không sai. Họ hiểu bộ luật này đã củng cố quyền của bọn cướp đã đánh cắp của quốc gia khi họ tư hữu hoá tài sản. Họ cũng hiểu rằng luật quyền sở hữu, vì mọi chi tiết chuyên môn của nó, không hoà cùng điệu với một chính quyền công khai là cộng sản.
Cánh tả ở Trung Quốc đi đến lý thuyết của họ không phải bắt nguồn từ Confucius mà từ Marx. Nếu Marx còn sống hôm nay, ông ta hẳn sẽ cho rằng Trung Quốc là một, có thể là hai, cuộc cách mạng đang chờ bùng nổ. Thứ nhất là cuộc cách mạng tư sản do giai cấp trung lưu có tài sản vừa xuất hiện, mà bộ luật mới này có thể hỗ trợ, lãnh đạo. Thứ hai, khả năng bùng nổ cuộc cách mạng của nông dân đang phẫn uất sôi sục, có lẽ, vì những thiếu sót của chính bộ luật này. Quyền sở hữu là gốc rễ của cả hai cuộc cách mạng — các nghị gật ở quốc hội đã bắt đầu một quá trình, một ngày nào đó, sẽ thay đổi toàn bộ đất nước của họ.
© DCVOnline
(http://www.danchimviet.com, 11/03/2007)
Nguồn: Property rights in China — China's next revolution, The Economist, 08/03/2007
No comments:
Post a Comment